Công phu của quí vị không thể thành tựu,chính là do trong tâm quí vị còn có vọng niệm.còn có nhiễm ô

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 252
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Người ta vì sao lại có được công phu tốt như vậy? Không có gì khác, chính là ở đây nói bà đắc được bình đẳng trú, bí quyết chính là đây vậy. Công phu của quí vị không thể thành tựu, chính là do trong tâm quí vị còn có vọng niệm, tâm quí vị còn bất bình. Trong tâm quí vị còn có tự tư tự lợi, còn có danh văn lợi dưỡng, còn có những tập khí được mất chưa buông bỏ được. Cho nên tuy niệm niệm tương tục. Trong niệm niệm của quí vị có xen tạp, có dấu hỏi ở trong đó. Từ đó có thể biết nghe kinh, nghe pháp quan trọng. Vì sao vậy? Trong kinh giáo đem chân tướng sự thật nói với chúng ta, chúng ta thực sự thông đạt chân tướng sự thật rồi, quí vị mới thực sự buông bỏ. Nói với quí vị rằng, thực sự buông bỏ, không phải là buông trên mặt sự tướng. Cũng giống như bà cụ ở San Francisco này, bà mỗi ngày làm việc, việc bà ấy không buông, buông bỏ cái gì? Ý niệm buông bỏ rồi. Không dễ dàng, tình chấp đã buông bỏ rồi. Quí vị xem tình chấp đối với con cháu bà ấy buông bỏ rồi. Đây là điều khó buông bỏ nhất. Tất cả tất cả trong thế gian này, bà đã buông bỏ hết rồi. Cũng tức là nói không có một mảy may lưu luyến nào. Như vậy mới có thể trú bình đẳng trú. Chúng ta không thể nào đến cảnh giới này, thực sự mà nói, quí vị còn bất bình, tâm của quí vị còn chưa thanh tịnh, còn có nhiễm ô. Nhiễm ô như thế nào? Sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần, quí vị sẽ khởi tâm động niệm, tức là nhiễm ô. Gặp được điều gì? Hợp với ý của bản thân quí vị sanh tâm hoan hỷ, không hợp với ý của bản thân quí vị không hoan hỷ. Quí vị sẽ khởi ý niệm này, ý niệm này gọi là nhiễm ô. Tâm vốn thanh tịnh, bị nhiễm ô rồi. Tâm có cao thấp, đây là bất bình. Có nhiễm ô, có bất bình, niệm niệm tiếp nhau cũng không được. Vì sao vậy? Vì nó phá hoại sự thanh tịnh bình đẳng của quí vị rồi, đều do bản thân buông bỏ chưa được, không nên trách người khác. Người khác không có lỗi lầm. Trong cảnh giới sáu trần không có lỗi lầm. Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần cũng không có lỗi. Lỗi ở đâu? Lỗi là do phân biệt của ý thức thứ sáu, chấp trước của mạt na thức thứ bảy. Lỗi lầm là ở hai điều này. Sáu căn, sáu trần, sáu thức đều không có lỗi lầm. Cho nên các nhà pháp tướng duy thức học nói với chúng ta: chuyển thức thành trí, thức thứ sáu thứ bảy chuyển từ nhân. Năm và tám thì chuyển từ quả. Chuyển từ quả thì không vấn đề gì, nhân vừa chuyển, A lại ya và năm thức trước liền theo đó mà chuyển. Sáu, bảy không chuyển, hai thứ đó quí vị dùng phương pháp gì cũng chuyển không được. Quí vị không thể nào chuyển được. Vậy chúng ta liền hiểu được, công phu của chúng ta dùng ở đâu? Chính là dùng nơi thức thứ bảy không chấp trước. Quí vị chấp trước bốn đại phiền não thường theo sau. Quí vị có thể khống chế được bốn đại phiền não, mạt na sẽ chuyển ngay.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment