Tổ sư Ấn Quang dạy chúng ta: Niệm rõ ràng, nghe rõ ràng, nhớ rõ ràng, có hiệu quả chăng? Vẫn không hiệu quả. Ngài có hiệu quả, vì sao ta không có hiệu quả? Ngài buông bỏ hết danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, nên có hiệu quả, mình chưa buông bỏ. Nên ngài có thể niệm mấy tiếng, niệm đến câu Phật hiệu thứ mấy đều rất rõ ràng, chúng ta niệm chưa đến 10 câu đã lẫn lộn. Cần phải biết nguyên nhân, nếu không biết thì làm sao tiến bộ được ?
Hiểu rồi mới biết, trong nguyên nhân còn có nguyên nhân, càng tìm càng sâu, tìm đến nơi sâu nhất là gì ? Tập khí phiền não, cần phải đoạn tận nó, nó mới là nguồn gốc của tội. Nếu không nhổ sạch tội căn này, vĩnh viễn không thể giải quyết vấn đề, nhất định phải nhổ sạch tội căn này. Đó chính là đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, không chỉ là pháp thế gian, Phật pháp cũng không ngoại lệ.
Niệm Phật kiêng kỵ nhất chính là dùng tâm tán loạn niệm, vọng niệm trong tâm quá nhiều, tạp niệm quá nhiều, thì tâm lực sẽ không tập trung. Tâm tán loạn niệm
Niệm Phật không có công đức, chỉ là trồng hạt giống trong a lại gia thức, trong đời này không thể thọ dụng. Đại sư Ấn Quang từ bi, nói cho chúng ta biết dùng phương pháp mười niệm, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, niệm thật rõ ràng, nhớ thật rõ ràng, nghe thật rõ ràng, phương pháp này có thể nhiếp tâm, không để tạp niệm xen vào.
Tại sao lại có tạp niệm? Bởi vì không buông xả, rất nhiều việc để lo lắng không yên.
Vì sao phàm phu không thể buông xả? Bởi vì không hiểu rõ chân tướng sự thật, cái gì cũng xem là thật, không biết được hiện tượng trong vũ trụ là giả, là vô thường, chúng ta có thể mất nó bất cứ lúc nào. Mạng người vô thường, ai có thể nắm chắc đảm bảo năm sau chúng ta còn sống? Không thể đảm bảo, một hơi thở không còn, thì qua đời này rồi. Vì vậy Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta đem chữ “Tử” dán lên trên trán, chính là nói với những người không thể buông xả. Thật sự phải có cảnh ngộ cao như vậy, hằng ngày dùng chữ này để nhắc nhở bản thân, người niệm Phật này nhất định vãng sanh.
Làm sao tu tâm thanh tịnh? Niệm Phật. Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoại trừ A Di Đà Phật không để bất cứ thứ gì trong tâm, thì tâm thanh tịnh rồi. Chúng ta mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, khi sáu căn (nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý) tiếp xúc cảnh giới sáu trần (sắc thanh hương vị xúc pháp), đem tất cả ngoại cảnh để vào trong tâm thì phiền phức rồi, tâm của chúng ta động rồi, tâm bị ô nhiễm rồi; tâm động thì không bình đẳng, tâm ô nhiễm thì không thanh tịnh, như vậy không thể giác ngộ, chỉ bị mê hoặc.
chánh niệm, như Hòa thượng: Hải Hiền, Hải Khánh, Lão Đức, những vị này đều chánh niệm. Vì sao vậy? Các Ngài không bị cảnh giới bên ngoài làm dao động, gọi là chánh niệm. Phàm phu chúng ta không đạt được chánh niệm, nhưng khi lâm chung, thời gian này rất ngắn, chính trong thời gian vài phút này, ý niệm có thể quy chánh. Ý niệm quy chánh có nghĩa là gì? Phải nhớ kỹ, lúc này chỉ niệm một câu A Di Đà Phật, ngoài một câu A Di Đà Phật ra, thì buông xả vạn duyên rồi, như vậy chính là “nhưng có thể chánh niệm”. Trên thực tế thì trong thời khắc then chốt này, người có thể chánh niệm cũng không nhiều. Như vậy nói lên điều gì? Phàm phu có thể làm được, không được chánh niệm trong một tiếng đồng hồ, nhưng mười phút thì có thể làm được, trong mười phút, câu Phật hiệu này không xen tạp vọng-tưởng, không xen tạp vọng-niệm, chỉ trong thời gian ngắn như vậy, thì có thể nảy sinh hiệu quả. Mà phương pháp này nhất định phải rèn luyện trong lúc bình thường, khi lâm chung mới nắm chắc; nếu bình thường không rèn luyện, thì khi lâm chung vẫn không nắm chắc. Chúng ta niệm Phật, niệm một tiếng đồng hồ, niệm Phật hai tiếng đồng hồ, có thể có được mười phút không tạp-niệm không? Chính mình phải lưu ý điều này, chúng ta có thể vãng sanh hay không thì hoàn toàn nhờ vào chiêu này, trong hai tiếng đồng hồ niệm Phật, có được mười phút không tạp-niệm. Có tạp-niệm, thì không phải chánh niệm; không có tạp-niệm, thì đây là chánh niệm. Không thể duy trì chánh niệm trong thời gian dài, nhưng có thể duy trì được mười phút, tốt! Thời gian sẽ từ từ tăng thêm, 10 phút đến 15 phút, 15 phút đến 20 phút, như vậy là tiến bộ, công phu tiến bộ. Gốc hoàn toàn nằm ở buông xả, thật sự có thể buông xả, tuyệt đối không lưu luyến.
Hiểu rồi mới biết, trong nguyên nhân còn có nguyên nhân, càng tìm càng sâu, tìm đến nơi sâu nhất là gì ? Tập khí phiền não, cần phải đoạn tận nó, nó mới là nguồn gốc của tội. Nếu không nhổ sạch tội căn này, vĩnh viễn không thể giải quyết vấn đề, nhất định phải nhổ sạch tội căn này. Đó chính là đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, không chỉ là pháp thế gian, Phật pháp cũng không ngoại lệ.
Niệm Phật kiêng kỵ nhất chính là dùng tâm tán loạn niệm, vọng niệm trong tâm quá nhiều, tạp niệm quá nhiều, thì tâm lực sẽ không tập trung. Tâm tán loạn niệm
Niệm Phật không có công đức, chỉ là trồng hạt giống trong a lại gia thức, trong đời này không thể thọ dụng. Đại sư Ấn Quang từ bi, nói cho chúng ta biết dùng phương pháp mười niệm, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, niệm thật rõ ràng, nhớ thật rõ ràng, nghe thật rõ ràng, phương pháp này có thể nhiếp tâm, không để tạp niệm xen vào.
Tại sao lại có tạp niệm? Bởi vì không buông xả, rất nhiều việc để lo lắng không yên.
Vì sao phàm phu không thể buông xả? Bởi vì không hiểu rõ chân tướng sự thật, cái gì cũng xem là thật, không biết được hiện tượng trong vũ trụ là giả, là vô thường, chúng ta có thể mất nó bất cứ lúc nào. Mạng người vô thường, ai có thể nắm chắc đảm bảo năm sau chúng ta còn sống? Không thể đảm bảo, một hơi thở không còn, thì qua đời này rồi. Vì vậy Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta đem chữ “Tử” dán lên trên trán, chính là nói với những người không thể buông xả. Thật sự phải có cảnh ngộ cao như vậy, hằng ngày dùng chữ này để nhắc nhở bản thân, người niệm Phật này nhất định vãng sanh.
Làm sao tu tâm thanh tịnh? Niệm Phật. Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoại trừ A Di Đà Phật không để bất cứ thứ gì trong tâm, thì tâm thanh tịnh rồi. Chúng ta mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, khi sáu căn (nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý) tiếp xúc cảnh giới sáu trần (sắc thanh hương vị xúc pháp), đem tất cả ngoại cảnh để vào trong tâm thì phiền phức rồi, tâm của chúng ta động rồi, tâm bị ô nhiễm rồi; tâm động thì không bình đẳng, tâm ô nhiễm thì không thanh tịnh, như vậy không thể giác ngộ, chỉ bị mê hoặc.
chánh niệm, như Hòa thượng: Hải Hiền, Hải Khánh, Lão Đức, những vị này đều chánh niệm. Vì sao vậy? Các Ngài không bị cảnh giới bên ngoài làm dao động, gọi là chánh niệm. Phàm phu chúng ta không đạt được chánh niệm, nhưng khi lâm chung, thời gian này rất ngắn, chính trong thời gian vài phút này, ý niệm có thể quy chánh. Ý niệm quy chánh có nghĩa là gì? Phải nhớ kỹ, lúc này chỉ niệm một câu A Di Đà Phật, ngoài một câu A Di Đà Phật ra, thì buông xả vạn duyên rồi, như vậy chính là “nhưng có thể chánh niệm”. Trên thực tế thì trong thời khắc then chốt này, người có thể chánh niệm cũng không nhiều. Như vậy nói lên điều gì? Phàm phu có thể làm được, không được chánh niệm trong một tiếng đồng hồ, nhưng mười phút thì có thể làm được, trong mười phút, câu Phật hiệu này không xen tạp vọng-tưởng, không xen tạp vọng-niệm, chỉ trong thời gian ngắn như vậy, thì có thể nảy sinh hiệu quả. Mà phương pháp này nhất định phải rèn luyện trong lúc bình thường, khi lâm chung mới nắm chắc; nếu bình thường không rèn luyện, thì khi lâm chung vẫn không nắm chắc. Chúng ta niệm Phật, niệm một tiếng đồng hồ, niệm Phật hai tiếng đồng hồ, có thể có được mười phút không tạp-niệm không? Chính mình phải lưu ý điều này, chúng ta có thể vãng sanh hay không thì hoàn toàn nhờ vào chiêu này, trong hai tiếng đồng hồ niệm Phật, có được mười phút không tạp-niệm. Có tạp-niệm, thì không phải chánh niệm; không có tạp-niệm, thì đây là chánh niệm. Không thể duy trì chánh niệm trong thời gian dài, nhưng có thể duy trì được mười phút, tốt! Thời gian sẽ từ từ tăng thêm, 10 phút đến 15 phút, 15 phút đến 20 phút, như vậy là tiến bộ, công phu tiến bộ. Gốc hoàn toàn nằm ở buông xả, thật sự có thể buông xả, tuyệt đối không lưu luyến.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments