Phiền phức lớn nhất chính là không buông bỏ được, vọng tưởng nhiều quá, tạp niệm nhiều quá. 564

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
137 Views
Ngày nay chúng ta đối với người thầy không biết cung kính, đối với thầy sanh ra điều gì? Sanh ra một loại tình chấp, không có thành kính. Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta, đối với thiện tri thức phải biết thành kính. Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Nếu không biết thành kính, sẽ không đạt được lợi ích. Hai chữ thành kính này quá quan trọng! Tâm chân thành cung kính. Có tâm chân thành cung kính, nhất định có thể như giáo tu hành. Thiện tri thức dạy, chúng ta nhất định phải nổ lực tinh tấn thực hành, mới thật sự được thọ dụng. Trong kinh này nói ba loại chân thật: Chân thật rốt ráo, đó là chân như tự tánh, đó là thật tướng lý thể. Trí tuệ chân thật, lợi ích chân thật, không có tâm thành kính sẽ không đạt được. Cần phải có tâm thành kính, mới thấy được từng câu từng chữ trong kinh này. Không những kinh như vậy, mà chú giải cũng như vậy.
Kinh luận là Đức Phật nói, 101 loại chú sớ của các bậc tổ sư đại đức, thêm vào chín loại của các tổ sư nước ngoài là 110 loại. Đó đều là người khai ngộ, không phải phàm nhân, đều là người tu hành chơn chánh, được định khai trí tuệ. Chúng ta gặp được nhiều thiện tri thức như thế, còn may mắn hơn cả Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài mới gặp được 53 vị. Vấn đề là chúng ta có nghe hiểu, có để nó trong lòng, và có thực hành, ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày hay không. “Nghe pháp có thể hành, đây cũng là điều rất khó”, điều này là thật.
Thiện tri thức khó gặp khó biết”, không dễ gặp được, gặp được nhưng lại không biết. “Ngày nay may mắn cầu được”, ngày nay rất may mắn, chúng ta đã cầu được, ta cầu được ở đâu? Bản kinh này chính là ta cầu được. Kinh, Phật là thiện tri thức của ta, là Đức Thế Tôn. Chú giải, có rất nhiều tổ sư đại đức đã dạy chúng ta trong đó, chia sẻ với chúng ta, chúng ta cần phải biết.
“Giả như những gì thiện tri thức này thị hiện, không thể tín thọ phụng hành, thì lương y cũng đành chịu, như vậy thì gặp cũng giống như không”. Đúng như vậy, gặp được mà không tin, không tiếp thu, không hành trì. Lương y cũng đành chịu là ví dụ, quý vị bị bệnh nặng, bây giờ có một lương y giỏi, có thể cứu được. Nhưng quý vị không tin họ, không chịu uống theo phương thuốc họ cho, họ cũng đành chịu, hết cách. Như vậy gặp có khác nào không gặp.
“Đối với những gì thiện tri thức dạy, nên nghe mà tin được, tin mà có thể hành, gọi là rất khó”. Quả là khó vô cùng. Chúng ta thấy ở đây dùng chữ “dạy” rất hay, đối với những gì thiện tri thức dạy. Kinh điển mà Đức Thế Tôn lưu lại trong suốt 49 năm giảng kinh dạy học, đây là thiện tri thức dạy. Trước thuật của chư vị tổ sư đại đức, phân tích, giải thích cho chúng ta, khiến chúng ta có thể nghe hiểu, có thể khế nhập, đây cũng đều là thiện tri thức.
Nghe rồi có tin được chăng, đây quả thật là vấn đề nan giải nhất của thời nay. Không tin, người bây giờ thích hoài nghi, rất phổ biến. Đi khắp thế giới xem người nào không hoài nghi?
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment