Tu hành mà không có thành tựu, chính vì do không chuyên; do vọng tưởng quá nhiều, tạp niệm quá nhiều

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 95 - 96
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Phật dạy cái gì? Ngàn kinh vạn luận. Không chỉ có riêng mình Thế Tôn, mà tất cả chư Phật giáo hóa chúng sanh, đều là dạy bạn “nhìn thấu, buông xả”. Tóm lại, luôn là bốn chữ này. Nhìn thấu tức là liễu giải được chân tướng sự thật rồi, liễu giải bằng cách nào? Buông xả ắt sẽ liễu giải được. Cho nên buông xả rất quan trọng, không thể không buông xả. Học pháp môn, vì sao có rất nhiều người bao gồm cả bản thân chúng ta, công phu học tập không đắc lực. Vì lý do gì? Vì không biết cách học, không nghe lời. Cổ thánh Tiên hiền dạy chúng ta, chư Phật Bồ Tát dạy chúng ta, thậm chí là những bậc thiện hữu, bậc thiện tri thức chân thật ở ngay trước mắt cũng dạy chúng ta như thế. Dạy làm sao? Là “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Chúng ta cũng nghe đến nhàm tai rồi, cũng biết nói, nhưng trên thực tế thì thế nào? Trên thực tế, chúng ta căn bản không có y giáo phụng hành, chúng ta vẫn là đồng thời học rất nhiều môn, học rất nhiều kinh luận. Đó là cái gì? Là tâm tham, muốn học nhiều một chút. Có học được không? Học được rồi, học được cái gì? Là tri thức giúp tăng trưởng thêm vọng tâm của mình.

Vấn đề ở chỗ không phải học cho nhiều pháp môn, Hải Hiền Lão hòa thượng nói với chúng ta: “Ở đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên”. Chuyên chính là chuyên nhất, chân thật chuyên nhất thì không có việc gì là không thành. Chúng sanh ở trên thế gian này, chúng sanh sáu nẻo thường có cái tâm hiếu kỳ. Thấy pháp môn này muốn học, thấy pháp môn kia cũng muốn học, học một đống cuối cùng chẳng thành được cái nào.

Cho nên phải ghi nhớ cho thật kỹ, quý ở “chuyên”.
Hải Hiền là Đại đức Phật môn, “ở đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên”; Lão tổ tông nói với chúng ta, “giáo chi đạo, quý dĩ chuyên”. Chuyên liền có thể thành công, tạp thì không thể thành công được, thành ra tạp loạn rồi, đặc biệt là người tuổi tác đã cao. Thông thường chỉ cho người nào? Là người từ 40 tuổi trở lên.

Trong tâm động loạn không thể tịnh lại, thế thì sẽ không tương ưng với tự tánh; mà tương ưng với A lại da, tương ưng với phiền não.
Không tương ứng với Chân như, chính vì thế cần phải buông xả. Nếu bạn hỏi tôi bắt đầu buông từ chỗ nào? Tôi có thể nói với bạn, tôi bắt đầu buông từ chiếc điện thoại, cái thứ này là thứ không tốt lành gì. Nhất định phải giác ngộ, có cái thứ này, ngày đêm đều chẳng được yên; cứ chốc lát là lại réo lên, tâm của bạn làm sao mà định xuống được! Khoa học kỹ thuật đúng là hại người, nhất định phải biết điều đó. Điều cấp bách hiện nay của chúng ta, là phải vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Tất cả mọi thứ khiến chúng ta khởi tâm động niệm, khiến chúng ta phân biệt chấp trước, đều phải buông bỏ toàn bộ. Để tâm khôi phục lại thanh tịnh, thế thì đúng rồi, tùy duyên tạo ra.
Hải Hiền Lão hòa thượng, Ngài thường khuyên mọi người, đó cũng là khẩu đầu thiền của lão nhân gia Ngài: “Lo mà niệm Phật cho tốt; thành Phật là đại sự, những chuyện khác đều là giả”. Đây là khẩu đầu thiền của Ngài, bạn chân thật hạ quyết tâm, “tín, nguyện, trì danh; tôi nhất quyết vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, đồng nghĩa là thành Phật”. Làm chẳng bao lâu là thật sự thành Phật rồi, không hề giả. Vãng sanh đến cõi Cực Lạc, liền có trí huệ, thần thông, đạo lực; biến pháp giới hư không giới…nơi nào cũng có thể đi, không có chướng ngại, không ai có thể ngăn trở. Khác hoàn toàn với thế gian này, bạn thật sự đắc đại tự tại. Cúng Phật nghe pháp, song song với việc đó là độ chúng sanh. Bởi vì, khắp pháp giới hư không giới, đều có chúng sanh có duyên với ta. Có duyên mới có thể độ được, không có duyên thì độ không nổi. Vì vậy, những chúng sanh có duyên với chúng ta, thảy đều có thể đắc độ. Pháp môn này thù thắng tột bậc, bản thân chúng ta nhất định phải biết, không được thay đổi, không được chuyển hướng.
Hải Hiền 92 năm một câu Phật hiệu không hề chuyển hướng, không hề thay đổi. Một câu Phật hiệu niệm đến cùng, công đức viên mãn. Chúng ta vì sao không làm? Nghe thấy cái này lạ, cái kia lạ; lão nhân gia Ngài cũng có nói, đừng ham thích cái lạ. Ưa thích cái lạ, đó chính là chướng ngại; khiến chúng ta phân tâm, khiến chúng ta không chuyên, đem công phu tu hành của chính chúng ta phá hoại hết rồi. Người khác tu pháp môn đó, chúng ta tán thán…tốt. Pháp môn nào cũng tốt, chỉ cần thích hợp với căn tánh của bạn. Bạn chỉ cần một môn thâm nhập, đều có thể thành tựu. Bạn không cần phải tu pháp môn của tôi, tôi cũng không nhất thiết phải tu môn của bạn. Tu thành công rồi thì đều như nhau cả, chẳng mảy may khác biệt. Gặp được pháp môn Tịnh tông, thật sự hoàn toàn đều thống nhất.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment