Người niệm Phật không thể vãng sanh. Chính là lòng họ không chuyên nhất, tạp niệm quá nhiều.....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 429 - 434
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Kinh này, kinh này chỉ cho bổn kinh, dạy chúng ta “ngày đêm suy nghĩ”, tốt, nên như vậy, đừng nghĩ ngợi lung tung. Nghĩ đến cái khác, quý vị thấy, quý vị đem cơ duyên tu phước tu huệ của mình đánh mất rồi, trong lòng quý vị vọng niệm nhiều như vậy, đều là tâm lục đạo luân hồi, tạo nghiệp luân hồi, đâu cần phải như vậy? Người niệm Phật không thể vãng sanh chính là lòng họ không chuyên nhất, tạp niệm quá nhiều, tạp niệm là tâm luân hồi, chính là nghĩ việc luân hồi lục đạo quá nhiều. Nghĩ đến Phật quá ít, cho nên quý vị niệm Phật không thể vãng sanh, không phải nói thật sự không vãng sanh, đời này của quý vị không thể vãng sanh, vì sao? Đời này công phu chưa thành thục, thành thục đâu có lí không vãng sanh! Có thể thành thục không ?
Ngày đêm suy nghĩ, suy nghĩ điều gì ? Suy nghĩ thế giới Cực Lạc, Phật A Di Đà, nghĩ Phật A Di Đà vì chúng ta xây dựng đạo tràng này, thế giới Cực Lạc. Ân đức này quá lớn, biết ơn báo ơn, niệm niệm không quên Phật A Di Đà. Làm sao có thể về thế giới Cực Lạc, điều kiện rất đơn giản.
Thứ nhất thật tin tưởng. Tin tưởng Phật A Di Đà, tin tưởng nguyện hạnh của Phật A Di Đà, 48 lời nguyện, tu hành 5 kiếp. Tin tưởng nguyện hạnh công đức viên mãn của ngài, thế giới Cực Lạc tự nhiên hiện ra, một chút hoài nghi cũng không có, đây là tín.
Thứ hai: Tự phát nguyện, chúng ta thật muốn đi, thật muốn đi thì thế giới này phải buông xả, không thể mang theo thế giới này. Cho nên nói vạn duyên buông xả một lòng xưng niệm, đây là điều kiện thứ hai.
Điều kiện thứ ba là làm thật. Có ý niệm này có nhận thức này, hay ! Quý vị phải thật buông xả, thật niệm Phật “chủng chủng công đức, chủng chủng trang nghiêm”, chính là trong kinh này đã giới thiệu.

Cho nên người niệm Phật thực sự, hi vọng mọi người khởi tâm động niệm, nghĩ đến thế giới Cực Lạc, đừng nghĩ gì khác. Nghĩ điều khác thì quý vị sai rồi, quý vị thấy quý vị đem thời gian quý báu của mình, con người sống ở đời, thời gian rất ngắn ngủi. Không tu tịnh nghiệp, tạp tâm vọng niệm đó cũng đang tu, tu cái gì? Tu lục đạo luân hồi, đó là tâm luân hồi. Tâm luân hồi thì tạo nghiệp luân hồi, sự việc này không thể làm. Quý vị muốn giúp đỡ người nhà của quý vị, quý vị đối với người nhà có tình chấp. Hi vọng đời đời kiếp kiếp trọn bên nhau, thì quý vị chuyên tu tịnh độ, bây giờ đem người nhà để qua một bên, người nhà nhìn thấy thành tựu tu hành của quý vị, thì họ làm theo. Tôi không cần khuyên quý vị, quý vị thấy tôi vãng sanh quá tự tại, thể hiện cho họ xem, thì họ tin tưởng rồi. Bây giờ người trên thế gian này phải thấy được sự việc thật sự, không có sự việc thật sự, nói cho rõ ràng, cho tường tận họ đều không tin tưởng. Cho nên nhất đinh phải làm tấm gương để họ noi theo. Ngày đêm liên tục chính là ngày đêm suy nghĩ. Niệm Phật quan trọng hơn bất cứ điều gì, thế giới này chỉ có điều này là thật, cái khác đều không phải thật.

Tâm chân thành, tâm thanh tịnh chắp tay niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật” này, chính là tán thán. Trong câu Phật hiệu này, đầy đủ trí huệ viên mãn, đức năng viên mãn. Vậy chúng ta niệm, ngày ngày đều niệm câu này, vì sao trí huệ đức tướng không thể hiển bày? Không phải Phật hiệu không linh, không phải kinh điển không linh, mà là dụng tâm của chính chúng ta có sai sót. Chúng ta dùng vọng tâm, không phải chân tâm, cũng chính là nói, sự chân thành của chúng ta không đủ. Chúng ta chỉ có một phần, hai phần, ba phần lòng thành kính. Cho nên chúng ta đạt được lợi ích rất nhỏ bé, chỉ có một, hai phần. Vì sao 500 cung nữ của Vi Đề Hy phu nhân, niệm Phật được lợi ích thù thắng như vậy. Người ta là vạn phần cung kính họ được là vạn phần trí huệ. Chúng ta chỉ có một, hai phần cung kinh, nên chỉ đạt được một, hai phần trí tuệ, không thể so sánh. Ấn Quang đại sư nói rất hay, không thể không biết được. Câu đầu này là dạy chúng ta niệm Phật.

Kinh này dạy quy mạng đảnh lễ, cũng là chí tâm. “Chí” này có thể dùng chữ “chí” trong Đại Thế Chí Bồ Tát, chân thành đến cùng cực. Phía sau thêm cúng dường, hiển bày tinh thành. Tinh là không tạp, thành là không giả dối. Cúng dường cái gì ? Trong các cúng dường, pháp cúng dường tối thượng. Trong pháp cúng dường y giáo tu hành cúng dường là trên hết, hoàn toàn tương ứng với bổn nguyện của chư Phật Bồ Tát. Chư Phật Bồ Tát ứng hóa ở thế gian, họ cầu mong điều gì? Cầu mong hết thảy chúng sanh khai ngộ, cầu mong hết thảy chúng sanh buông xả, cầu mong hết thảy chúng sanh niệm Phật, cầu sanh tịnh độ, viên thành Phật đạo. Chính là tâm nguyện của chư Phật Bồ Tát, chúng ta dùng tài vật gì cúng dường, các ngài cũng không cần, toàn là giả. Chúng ta thật làm thật tin, thật sự phát nguyện, thật sự niệm Phật cầu vãng sanh, Phật Bồ Tát không ai là không hoan hỷ, đây gọi là chân cúng dường.
Chúng ta không thể đem ý nghĩa cúng dường hiểu sai, nếu như trong lòng không có Phật, trong lòng đối với thế giới này còn lưu luyến, còn chưa muốn vãng sanh sớm, cúng dường gì cũng là giả.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment