Thời kỳ mạt pháp, rất nhiều người niệm Phật, nhưng ít người vãng sanh.Tín nguyện không thâm sâu.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 225
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Nguyện thứ 21 chuyên chỉ chúng sanh có ác nghiệp trong đời quá khứ, nếu có thể sám hối, phát tâm bồ đề, nhất tâm chuyên niệm, cũng đều được vãng sanh, không còn đọa vào đường ác”. Nguyện 21 là sám hối được vãng sanh, ác nghiệp tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ. Nghiệp tạo ra trong đời này, trong quá khứ cũng tạo rất nhiều. Những ác nghiệp này chắc chắn phải chịu quả báo trong địa ngục, có thể không đọa địa ngục chăng? Nếu may mắn, trong đời này nghe được danh hiệu của Phật A Di Đà, được công đức danh hiệu gia trì, như vậy có thể không đọa địa ngục. Chẳng những không đọa địa ngục, nếu có thể phát nguyện cầu sanh Tịnh độ cũng có thể vãng sanh. Điều này mang đến hy vọng lớn nhất cho chúng sanh tạo tội nghiệp nặng như ngũ nghịch thập ác. Không những không đọa vào ác đạo, mà còn có thể đến thế giới Cực Lạc để làm Phật.
Ở trước chúng ta đều thấy rất rõ ràng. “Nguyện thứ 23, tức chuyên chỉ phụ nữ, nghe danh tịnh tín, phát tâm bồ đề, cầu sanh Tịnh độ. Sau khi mạng chung chuyển thành thân nam, vãng sanh Cực Lạc. Ở trên đều là vì nghe danh phát tâm được sanh Tịnh độ, là lợi ích lớn nhất trong các lợi ích”. Đây là lợi ích lớn nhất, họ vãng sanh Tịnh độ làm Phật ngay trong đời này, rất nhiều Bồ Tát trong mười phương đều ngưỡng mộ! Vì sao ngưỡng mộ? Vì họ không gặp được nhân duyên này, chúng ta gặp được nhân duyên này và được thành tựu ngay trong đời này. Chúng ta biết chân tướng sự thật này, cần phải nắm chắc cơ hội này, nhất định không được bỏ qua.
Thời kỳ mạt pháp, rất nhiều người niệm Phật, nhưng ít người vãng sanh. Rất nhiều tin tức chúng ta đều tận mắt chứng kiến, còn nghe chư vị đồng học nói, người học Phật chơn chánh ít, người học Phật giả nhiều. Trong Tịnh tông bất luận thật hay giả đều được lợi ích. Quý vị xem thật thì được lợi ích lớn, thượng phẩm lợi ích, vì sao vậy? Vì chắc chắn được vãng sanh. Trung phẩm và hạ phẩm chính là những gì trong chương này nói.
“Chương này hiện rõ nghĩa của nó ở bên dưới, chúng sanh căn tánh không giống nhau, cho nên nghe danh tin hiểu ưa thích phát tâm cũng không giống nhau”. Căn tánh chúng sanh không tương đồng, nên phát tâm tu hành mục đích kỳ vọng của họ cũng không tương đồng. “Hoặc vì đại tâm chưa kiên định”, không kiên định. “Hoặc vì tín nguyện không thâm sâu, hoặc là trì danh không chuyên, là vì chưa hoàn toàn khế nhập đại nguyện thập nguyện tất sanh của Phật Di Đà. Cho nên đời này không thể liễu thoát sanh tử, chỉ có thể đạt được phước trong hiện tại và vị lai”. Được phước lớn nhỏ cũng khác nhau, đều có liên quan đến khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của chúng ta. Thực tế mà nói mối quan hệ căn bản vẫn là đối với giáo nghĩa kinh điển của pháp môn này, có nhận thức sâu cạn không giống nhau.
Trong kinh điển đại thừa Đức Phật thường khuyên chúng ta, học giáo lý là phải hiểu rõ nghĩa thú, như vậy lợi ích đạt được rất lớn. Nếu chỉ hiểu qua loa về kinh điển, những khuyết điểm này không thể tránh khỏi. Tâm đã phát, nhưng không kiên cố, rất dễ thoái chuyển, rất dễ lơ là. Tín nguyện không thâm sâu, không phải không có tín, không phải không có nguyện cầu sanh Tịnh độ, chỉ là không thâm sâu, đối với thế gian này tình chấp rất sâu. Hai bên so sánh, tín niệm đối với Tịnh độ không thâm sâu, tình chấp đối với thế gian này rất sâu. Hay nói cách khác, đời này không thể vãng sanh.
Bên dưới còn có niệm Phật không chuyên tâm, niệm niệm như thế nào? Thường quên mất, gián đoạn. Niệm niệm hoặc là có nghi hoặc, hoặc là xen tạp, có vọng tưởng tạp niệm xen vào, khiến công phu bị phá hoại, vì thế không thể thành tựu. Buông bỏ triệt để, mọi thứ ở thế gian này đều không cần, hoàn toàn buông xả.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment