Người niệm Phật rất nhiều, người vãng sanh không nhiều. Hai chữ niệm Phật quý vị chưa hiểu rõ ràng.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
7 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 553
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Người niệm Phật rất nhiều, người vãng sanh không nhiều, thật ra đối với hai chữ niệm Phật quý vị chưa hiểu rõ ràng. Đây là niệm thật niệm giả, niệm thật thì đã vãng sanh, niệm giả đương nhiên không thể vãng sanh.
Thật sự niệm Phật, trong những buổi giảng dạy chúng tôi thường khuyên mọi người: Chúng ta thay đổi tâm, trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra đều buông bỏ hết, niệm Phật như vậy chắc chắn được vãng sanh. Trong tâm vẫn còn tham sân si mạn nghi, dù miệng niệm Phật cũng không thể vãng sanh, như vậy không gọi là người niệm Phật. Điều kiện vãng sanh thật sự, trong kinh nói rất rõ ràng: “Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh”. Chân tâm nhất niệm, tâm họ là thanh tịnh, nên họ có cảm ứng.
Chúng ta một ngày niệm một vạn danh hiệu, niệm mười vạn danh hiệu, nhưng tâm không thanh tịnh, không có cảm ứng, đạo lý chính là như vậy. Tuy không thể cảm ứng, hạt giống niệm Phật ở trong A lại da thức vĩnh viễn không hư hoại. Hơn nữa chủng tử rất nhiều, vì họ niệm Phật nhiều. Khi nào duyên thành thục, thiện căn này sẽ rất sâu dày, vì quá khứ họ niệm Phật rất nhiều. Nhân duyên thành thục, họ nhất định vãng sanh.
Duyên gì? Họ thật sự có thể buông bỏ, ngoài Phật A Di Đà ra đều buông bỏ hết, duyên của họ sẽ thành thục, sự việc chính là như vậy. Nhất tâm chuyên niệm Phật A Di Đà, không phải hai tâm, ba tâm. Quý vị ghi nhớ câu này: Nhất tâm chuyên niệm Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra, đừng nghĩ điều gì cả, cũng đừng nói điều gì cả, vì sao vậy? “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, quý vị nghĩ đến nó làm gì? Nói đến nó làm gì? Tốt, hư vọng, không tốt cũng là hư vọng.
Trong Kinh Bát Nhã nói quá rõ ràng: “Tất cả pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Quý vị nghĩ đến nó làm gì? Nói đến nó làm gì? Nghĩ thì nghĩ Phật A Di Đà, niệm thì niệm Phật A Di Đà. Nghĩ thì nghĩ Kinh Vô Lượng Thọ, niệm thì niệm Kinh Vô Lượng Thọ, như vậy nhất định được vãng sanh. Cổ nhân nói: “Vạn người tu vạn người đi”, không sót người nào. Bởi vậy không thể không biết vấn đề này.
Cho nên Phật A Di Đà làm hữu lượng tưởng, đối trị nghi ngờ này, nên gọi là đại thừa quảng trí, đại thừa quảng trí là phá nghi hoặc này. Trí này không có pháp nào không biết, không có phiền não nào không đoạn, không có thiện nào không đầy đủ, không có chúng sanh nào không được độ. Trong giáo lý đại thừa Đức Phật thường nói: “Phật không độ người vô duyên”, không phải Phật không có năng lực để độ, ngài có năng lực độ hết thảy chúng sanh. Thế nào là vô duyên? Không tin, không tiếp nhận, không xem kinh Phật, không nghe giảng kinh, hoàn toàn không tin, đây là không có duyên. Tuy trong A lại da có chủng tử, nhưng họ không có duyên.

Chúng ta niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc là niệm câu A Di Đà Phật. “Vĩnh viễn diệt trừ trọng tội nhiều kiếp”, câu Phật hiệu này có năng lực lớn đến thế ư? Thật vậy, tùy tiện niệm một câu cũng có thật, sức mạnh này không xuất hiện ngay bây giờ. Quý vị nghe được một niệm này, hoặc tự mình niệm câu này, tự mình niệm câu này sức mạnh càng lớn hơn so với nghe được. Bất luận là có tâm hay vô tâm, đến nghe thấy, nhìn thấy tượng của Phật A Di Đà, nhìn thấy danh hiệu mấy chữ của Phật A Di Đà. Bất luận là nghe hay thấy, gọi là một khi đã nghe qua tai, nhìn thấy là lướt qua mắt, chủng tử trong A lại da vĩnh viễn không mất đi, chỉ là duyên chưa thành thục. Duyên là gì? Ta không tin thật, không phát nguyện, không thật sự dùng tâm để niệm, đây gọi là duyên không thành thục. Nếu như duyên đã thành thục, tác dụng đó rất lớn. Duyên thành thục, nhất niệm xưng danh quả đúng như trong kinh nói: “Có thể tiêu tội nghiệp sanh tử trong 80 ức kiếp”, vĩnh viễn đoạn diệt tội nặng trong nhiều kiếp.
Niệm Phật như vậy, như ở trước chúng ta đã đề cập đến. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra, không có vọng niệm nào cả, có được hiệu quả này, quý vị muốn hỏi vì sao? Trong này có đạo lý. Trong kinh Đức Phật thường nói, chúng ta nghe rất quen tai, nhưng không hiểu ý nghĩa câu niệm Phật. Đức Phật nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, trong tâm chúng ta nghĩ điều gì? Phàm phu khởi tâm động niệm đều là tự tư tự lợi. Nghĩ điều gì? Tài sắc danh thực thùy, ngũ dục lục trần, người xưa thường nói thất tình ngũ dục, nghĩ đến những điều này, những dục vọng. Dục vọng tất nhiên dẫn khởi tập khí phiền não của quý vị, đầu tiên là bốn phiền não lớn nhất định cùng khởi lên. Ngã kiến chính là tự tư tự lợi, tiếp theo là tham sân si mạn đều khởi lên, những thứ này dẫn dắt quý vị đi về đâu? Phật pháp nói luân hồi lục đạo có hai loại nghiệp lực.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment