Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 342
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Tịnh Nghiệp tam phước, của Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của Thế Tôn đối với người tu học Tịnh Tông. Nội dung của nó không chỉ là Tịnh Tông, có thể nói là các tông các phái tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều không thể rời nguyên tắc này. Rời nguyên tắc này tức không phải là Phật Pháp. Ba điều mười một câu.
Điều thứ nhất: hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Đây là điều thứ nhất.
Điều thứ hai: thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi.
Điều thứ ba: Phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả.
Phía sau đó Phật nói rất rõ ràng. Tam phước này là chánh nhân tịnh nghiệp của Tam thế chư Phật. Quí vị xem câu nói này nặng biết bao. Tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lai, đây là gốc để người tu hành thành Bồ Tát, thành Phật - là chánh nhân. Vậy nếu quí vị không theo Tam phước này, thì sẽ không thành tựu. Điều đầu tiên là “hiếu dưỡng cha mẹ”, bất hiếu thì người này vô dụng rồi. Trong Đạo giáo giảng bất hiếu phụ mẫu đều đọa tam đồ, quả báo là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, ở trong tam đồ. Làm sao chỉ có một chữ hiếu mà hiện nay lại không ai biết. Bản thân tạo tội bất hiếu, tương lai đọa tam đồ. Lại còn mơ mơ hồ hồ không biết đọa vào đâu. Oan uổng, vì không ai dạy. Cho nên mười mấy năm lại đây, chúng tôi đặc biệt đề xuất Đệ tử quy. Hiếu thân tôn sư phải học Đệ tử quy, làm được Đệ tử quy, hiếu thân tôn sư làm được rồi, từ tâm bất sát. Chúng ta học Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, giáo dục nhân quả, đúng là giết người đền mạng, thiếu nợ phải trả nợ, hiểu được đạo lý này, hiểu được nhân quả, thì khởi tâm động niệm đều không dám làm việc phi pháp. Câu cuối cùng là tu thập thiện nghiệp. Cho nên đây chính là ba cái gốc của Nho Thích Đạo. Chúng ta từ lời giáo huấn của điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp tam phước mà chọn ra.
. Nếu học Phật mà những tật này không sửa, thì pháp duyên của quí vị đã bị đoạn tuyệt, chướng ngại thiện pháp của quí vị, chướng ngại trí huệ của quí vị, chướng ngại thành tựu tu học của quí vị. Nói cách khác, những tật này không sửa được, kết quả đời này quí vị vẫn làm lục đạo phàm phu, không thể ra khỏi lục đạo luân hồi. Đây là một việc bi thảm biết nhường nào. Vì sao nghe kinh nghe không hiểu? Vì tâm thành kính không có. Ấn Quang Đại sư nói như vậy, tôi cũng thường nhắc nhở mọi người, nhưng mọi người không giác ngộ, không tự nhắc nhở. Ấn Quang Đại sư thường nói, một phần thành kính được một phần lợi ích; mười phần thành kính, được mười phần lợi ích. Ngày nay chúng ta tâm thành kính đối với kinh giáo không sinh khởi được, vậy tâm thành kính đối với cái gì mới khởi được ? đó là danh lợi. Trong tâm chỉ có danh lợi, danh văn lợi dưỡng. Đối với kinh giáo không thành kính. Đối với đạo đức không thành kính, đối với luân lý không thành kính, đối với tất cả không thành kính. Chỉ đối với danh văn lợi dưỡng, vậy thì tiêu rồi. Danh văn lợi dưỡng không buông xuống được, học Phật cũng đọa vào ba đường ác, đọa địa ngục. Điều này không thể không biết.
Bản thân buổi tối trước khi ngủ cẩn thận nghĩ xem, đời này tôi đi là đi trên con đường nào? Phật nói 10 pháp giới, tôi đi là Phật Pháp giới, là Bồ Tát giới, nhân thiên pháp giới, hay là địa ngục, ngạ quỷ pháp giới ?
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Tịnh Nghiệp tam phước, của Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của Thế Tôn đối với người tu học Tịnh Tông. Nội dung của nó không chỉ là Tịnh Tông, có thể nói là các tông các phái tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều không thể rời nguyên tắc này. Rời nguyên tắc này tức không phải là Phật Pháp. Ba điều mười một câu.
Điều thứ nhất: hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Đây là điều thứ nhất.
Điều thứ hai: thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi.
Điều thứ ba: Phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả.
Phía sau đó Phật nói rất rõ ràng. Tam phước này là chánh nhân tịnh nghiệp của Tam thế chư Phật. Quí vị xem câu nói này nặng biết bao. Tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lai, đây là gốc để người tu hành thành Bồ Tát, thành Phật - là chánh nhân. Vậy nếu quí vị không theo Tam phước này, thì sẽ không thành tựu. Điều đầu tiên là “hiếu dưỡng cha mẹ”, bất hiếu thì người này vô dụng rồi. Trong Đạo giáo giảng bất hiếu phụ mẫu đều đọa tam đồ, quả báo là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, ở trong tam đồ. Làm sao chỉ có một chữ hiếu mà hiện nay lại không ai biết. Bản thân tạo tội bất hiếu, tương lai đọa tam đồ. Lại còn mơ mơ hồ hồ không biết đọa vào đâu. Oan uổng, vì không ai dạy. Cho nên mười mấy năm lại đây, chúng tôi đặc biệt đề xuất Đệ tử quy. Hiếu thân tôn sư phải học Đệ tử quy, làm được Đệ tử quy, hiếu thân tôn sư làm được rồi, từ tâm bất sát. Chúng ta học Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, giáo dục nhân quả, đúng là giết người đền mạng, thiếu nợ phải trả nợ, hiểu được đạo lý này, hiểu được nhân quả, thì khởi tâm động niệm đều không dám làm việc phi pháp. Câu cuối cùng là tu thập thiện nghiệp. Cho nên đây chính là ba cái gốc của Nho Thích Đạo. Chúng ta từ lời giáo huấn của điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp tam phước mà chọn ra.
. Nếu học Phật mà những tật này không sửa, thì pháp duyên của quí vị đã bị đoạn tuyệt, chướng ngại thiện pháp của quí vị, chướng ngại trí huệ của quí vị, chướng ngại thành tựu tu học của quí vị. Nói cách khác, những tật này không sửa được, kết quả đời này quí vị vẫn làm lục đạo phàm phu, không thể ra khỏi lục đạo luân hồi. Đây là một việc bi thảm biết nhường nào. Vì sao nghe kinh nghe không hiểu? Vì tâm thành kính không có. Ấn Quang Đại sư nói như vậy, tôi cũng thường nhắc nhở mọi người, nhưng mọi người không giác ngộ, không tự nhắc nhở. Ấn Quang Đại sư thường nói, một phần thành kính được một phần lợi ích; mười phần thành kính, được mười phần lợi ích. Ngày nay chúng ta tâm thành kính đối với kinh giáo không sinh khởi được, vậy tâm thành kính đối với cái gì mới khởi được ? đó là danh lợi. Trong tâm chỉ có danh lợi, danh văn lợi dưỡng. Đối với kinh giáo không thành kính. Đối với đạo đức không thành kính, đối với luân lý không thành kính, đối với tất cả không thành kính. Chỉ đối với danh văn lợi dưỡng, vậy thì tiêu rồi. Danh văn lợi dưỡng không buông xuống được, học Phật cũng đọa vào ba đường ác, đọa địa ngục. Điều này không thể không biết.
Bản thân buổi tối trước khi ngủ cẩn thận nghĩ xem, đời này tôi đi là đi trên con đường nào? Phật nói 10 pháp giới, tôi đi là Phật Pháp giới, là Bồ Tát giới, nhân thiên pháp giới, hay là địa ngục, ngạ quỷ pháp giới ?
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments