Ngày nay niệm Phật, thực tế mà nói người biết niệm rất ít, người không biết niệm thì quá nhiều.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 144
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Quá khứ, vị lai, hiện tại, Phật Phật tương niệm”. Phật A Di Đà niệm tất cả chư Phật, tất cả chư Phật không có vị nào không niệm Phật A Di Đà, vì sao vậy? Vì niệm Phật thành Phật. Đạo lý Đức Phật nói rất nhiều, nói rất rõ ràng. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Phật A Di Đà là từ tâm tưởng sanh, thế giới Cực Lạc cũng từ tâm tưởng sanh. Tâm nghĩ đến Phật A Di Đà, tâm nghĩ đến thế giới Cực Lạc, làm gì có đạo lý không sanh Tịnh độ!
Cho nên pháp môn này, đại sư Ngẫu Ích nói rất hay, có ba điều kiện cơ bản để vãng sanh là tín, nguyện, hạnh. Tín là điều kiện đầu tiên, hoàn toàn kính ngưỡng tin tưởng khẳng định, hoàn toàn không có hoài nghi. Bất luận là căn tánh nào, ba căn thượng trung hạ đều không có gì khác. Chúng ta thấy ngày nay những người tu học pháp môn Tịnh độ rất đông, rất nhiều người niệm Phật, nhưng người vãng sanh không nhiều, thậm chí niệm Phật mà bị đọa địa ngục.
Trước đây tôi theo thầy Lý học kinh giáo, lần đầu tiên thấy Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương Sớ Sao của pháp sư Từ Vân Quán Đảnh, viết vào năm đầu vua Càn Long thời nhà Thanh. Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh là một bậc cao tăng nổi tiếng, thông tông thông giáo, hiển mật viên dung, trước tác rất nhiều. Vạn Tục Tạng của Nhật Bản sưu tập hơn 20 loại kinh chú và luận thuật của ngài, rất phong phú. Cuốn sách nhỏ đó là ngài chú giải Chương Viên Thông của Kinh Lăng Nghiêm.
Chúng ta biết chữ nghĩa trong Viên Thông Chương không nhiều, chỉ có 244 chữ, còn ít hơn Bát Nhã Tâm Kinh. Bát Nhã Tâm Kinh có 260 chữ, chương kinh này có 244 chữ, nhưng chú giải vô cùng phong phú, rất tường tận. Sau cùng, đến chương sau cùng nói đến người niệm Phật, có 100 loại quả báo khác nhau, đầu tiên là đọa địa ngục. Tôi thấy kết luận này cảm thấy hoài nghi, niệm Phật bất luận niệm như thế nào, dù không tốt đến mấy cũng không đến nỗi niệm vào địa ngục. Nghĩ sao cũng không thông, tôi liền cầm cuốn sách này đến hỏi thầy Lý, thỉnh giáo thầy. Thầy Lý vừa nhìn, đây là việc lớn, không phải việc nhỏ, thầy không nói với riêng tôi, khi giảng kinh thầy sẽ nói với tất cả mọi người.
Tâm thái niệm Phật rất quan trọng, nghĩa thú tương đồng với tông môn của Thiền tông, quý vị biết niệm chăng? Ngày nay niệm Phật, thực tế mà nói người biết niệm rất ít, người không biết niệm thì quá nhiều. Phàm những ai thật sự biết niệm, không có người nào không vãng sanh, không biết niệm đều có phần trong tam đồ lục đạo, lúc này tôi mới hiểu. Dùng tâm sân nhuế niệm Phật, niệm Phật mà còn nổi giận, còn sân si, đây là đường địa ngục. Niệm Phật mà không đoạn tâm tham, đọa vào đường ngạ quỷ. Niệm Phật mà ngu si, không phân chánh tà, không rõ thị phi, đọa vào đường súc sanh. Hành trì nghiêm túc ngũ giới thập thiện, niệm Phật như vậy mới đến được cõi người. Như vậy chúng tôi mới hoát nhiên đại ngộ.
Bởi thế ngày nay chúng ta nhìn thấy trong Kinh Vô Lượng Thọ, điều kiện vãng sanh là gì? “Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm”. Tâm bồ đề là gì? Trong kinh luận giải thích rất nhiều, chúng ta tổng hợp những giải thích trong kinh luận, dùng 10 chữ để biểu lộ rõ ràng về nó. Thể của tâm bồ đề là tâm chân thành, chúng ta có chân thành chăng? Tâm niệm Phật là chân thành, đối nhân tiếp vật đều là chân thành, một tấm chân thành mới được. Khi ta niệm Phật dùng tâm chân thành, khi không niệm Phật thì dùng tâm hư ngụy, như vậy sao được? Đó là giả không phải thật. Quý vị không hiểu giáo lý, không hiểu thật tướng các pháp, nên tâm chân thành không hiển lộ được. Tâm mà ta dùng toàn là vọng tâm, toàn là tâm tự tư tự lợi, tâm này không tương ưng với Phật A Di Đà. Sự thù thắng của Tịnh tông được xưng là đạo tối thắng, thực tế mà nói tức là chỉ 48 nguyện của Phật A Di Đà, bổn nguyện của Phật Di Đà. Chúng ta thử nghĩ, ta khởi tâm động niệm đối chiếu với 48 nguyện, thì tương ưng với nguyện nào. Có thể nói là không tương ưng với nguyện nào cả, như vậy sao có thể vãng sanh. Khởi tâm động niệm xưa nay chưa hề quên cái ta, chỉ cần có cái ta liền dẫn đến tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, những thứ này là nhân duyên chướng đạo. Chẳng phải Đức Phật không từ bi không đến tiếp dẫn quý vị, mà do những thứ này gây chướng ngại. Ở chỗ Phật không chướng ngại, mà chướng ngại ngay bản thân chúng ta. Cho nên mặc dù bản thân có cảm, Đức Phật có ứng, Phật có đến ứng, không sai, nhưng cái ứng của Phật quý vị không cảm nhận được, tất cả đều bị chướng ngại.
Vì thế trước khi Đức Phật diệt độ, dạy chúng ta hai vấn đề vô cùng quan trọng, do tôn giả A Nan hỏi, thật ra là hỏi thay chúng ta. Đức Phật tại thế chúng con nương Phật làm thầy, học tập theo ngài, khi Phật diệt độ chúng con nương ai để làm thầy? Đức Phật đã nói hai câu: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”. Điều này đã nói rất rõ, nhất định phải trì giới, nhất định phải biết kham nhẫn, không sợ khổ, vì sao vậy? Vì trì giới nghĩa là không khác gì khi Phật còn tại thế. Chịu đựng được cái khổ đạo tâm mới tăng trưởng, không bị mê luyến thế tục, không bị đọa lạc.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment