Người niệm Phật thì nhiều,Người biết niệm rất ít. Chúng ta ngày ngày đang học, mà không tập,không Tu

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 248
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Hưởng thụ bình thường là định, là tâm thanh tịnh. Hỉ nộ ai lạc đều không bình thường. Vì sao vậy? Tâm động rồi. Chư Phật Như Lai, A la hán đắc chánh thọ. Họ ở trong tất cả cảnh giới không động tâm, sẽ không bị cảnh bên ngoài quấy nhiễu nữa. Đây gọi là chánh thọ. Tiếng Phạn xưng nó là tam muội. Niệm Phật tam muội có thể đoạn trừ tất cả phiền não.
Ngày nay chúng ta niệm Phật phiền não trừ chưa được, Vì sao vậy? Vì công phu chưa đủ. Câu danh hiệu Phật này chưa niệm thành thục, công hiệu chưa niệm nó ra được. Như thế nào là công hiệu niệm ra được? Phiền não niệm mất rồi, đây chính là niệm Phật tam muội. Ví dụ như thuận cảnh, thiện duyên, người sinh tâm hoan hỷ. Hoan hỷ cũng là tâm trạng, cũng là quí vị khởi vọng niệm. Quí vị bị cảnh giới chuyển rồi. Một câu A Di Đà Phật đè xuống loại tâm hoan hỷ đó, khôi phục bình thường. Gặp phải nghịch cảnh, gặp phải ác duyên, tâm sân nhuế sanh khởi, tâm oán hận sanh khởi. Đây đều không phải là bình thường. Nho gia dùng lễ để tiết chế, tâm trạng có thể phát tác, không nên quá đáng quá. Trong đó có phân lượng, chớ vượt quá. Nho không ra khỏi lục đạo luân hồi nên dùng điều này là được rồi, Phật phải siêu việt lục đạo, siêu việt lục đạo thì dùng thứ này chưa được, nhất định phải trừ diệt nó cho sạch sẽ, cho nên một câu danh hiệu Phật công đức rất lớn! Cảnh giới bên ngoài tiếp xúc rồi, thất tình lục dục bên trong đó khởi lên, lập tức dùng câu danh hiệu Phật này đè nó xuống. Đây chính là công phu. Đem tinh thần của quí vị chuyên chú vào câu danh hiệu Phật. Quí vị sẽ không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu. Đây gọi là công phu, đây là thực sự niệm Phật. Niệm đến trình độ nào? Niệm đến cảnh giới bên ngoài có tiếp xúc cũng không bị quấy nhiễu, không niệm Phật cũng không bị quấy nhiễu. Tâm bình tĩnh. Đây là gì? Đây gọi là niệm Phật tam muội, quí vị đạt được rồi. Không niệm Phật cũng là như vậy, niệm Phật cũng là như vậy. Tất cả đều không bị bên ngoài quấy nhiễu, phải luyện tập. Câu đầu tiên trong Luận ngữ: “học nhi thời tập chi”, tập chính là trong cuộc sống hằng ngày phải luyện tập, nếu luyện công phu này, chúng ta tuy học nhưng không biết luyện tập, cũng tức là nói trong cuộc sống hằng ngày câu danh hiệu Phật này không dùng đến, còn phải làm cho tâm trạng của chúng ta không ngừng phát tác. Mỗi ngày vẫn cứ sống trong thế gian thất tình lục dục. Đây là thế gian gì? Đây là thế gian luân hồi. Mỗi ngày thất tình lục dục lọt hướng ra bên ngoài, tâm này gọi là tâm luân hồi. Nghiệp mà do tâm luân hồi tạo ra đều là nghiệp luân hồi. Niệm Phật cũng là nghiệp luân hồi. Niệm Phật là thiện nghiệp trong luân hồi, đời sau được phước báo, không thể đoạn phiền não, không thể giải thoát. Điều này không thể không biết. Từ đó có thể biết được, tu hành chúng ta thực sự chỉ đang học Phật, không có tu hành. Tu là sửa cho chính, tu sửa, hành là hành vi. Khởi tâm động niệm là hành vi của ý nghiệp. Ngôn ngữ là hành vi của khẩu nghiệp. Thân thể động tác là hành vi của thân nghiệp. Chúng ta ngày ngày học Phật, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, đối lập với những thứ chúng ta đã học, là hai việc khác nhau, nó không phải là cùng một sự việc. Đây là gì? Học mà không tập, học mà không tu, “tập” được giảng trong Luận ngữ và chữ “tu” trong nhà Phật nói có cùng một ý nghĩa. Chúng ta ngày ngày đang học mà không tu. Những phiền não tập khí này chúng ta chưa tu sửa nó trở lại. Lúc này công phu không đắc lực, không thể nói là công phu, không có công phu. Không dụng công làm gì có công phu? Học rồi thật làm đó mới gọi là công phu. Ví dụ như quí vị thật làm rồi, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, khởi tâm động niệm thực sự dùng câu A Di Đà Phật để trấn áp nó xuống, lúc mới trấn áp như thế nào? Nó lại khởi lên. Dường như là thường không trấn áp được, đây là điều quí vị đang làm. Không phải là không trấn áp được, công phu của quí vị vẫn chưa đắc lực. Sức mạnh của phiền não tập khí lớn hơn sức mạnh niệm Phật của quí vị. Quí vị không trấn áp được nó. Quí vị phải nổ lực chăm chỉ mà làm, ngày ngày đều làm.

Phật vì sao đến tiếp quí vị ? Bởi vì quí vị đối với thế giới này không mong cầu gì, không có ý niệm gì, ngài liền đến ngay. Ngày nay chúng ta cầu Phật, cầu Phật đến tiếp dẫn, Phật vì sao không đến? Chúng ta đối với thế giới này còn có rất nhiều vướng bận, rất nhiều mà chưa buông bỏ được. Phật nếu như thực sự đến rồi, chúng ta còn chưa muốn đi, thì Phật cũng ngại, cho nên Phật không đến, quí vị là giả, không phải là thật. Thật thì Ngài sẽ đến thật. Quí vị là giả, Ngài sẽ không đến. Cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment