Nhiều người niệm Phật rất giỏi nhưng cuối cùng không được vãng sanh, nguyên nhân do đâu .....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
24 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 418
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Hầu như những người học Phật đều hiểu rõ, tập khí nghiệp chướng của mình nặng nề, rất muốn tiêu trừ nghiệp chướng. Nhưng nguyên nhân tại sao nghiệp chướng không thể tiêu trừ? Vì mỗi niệm đều nhớ đến nghiệp chướng của mình, nhớ tập khí của mình, vì thế tập khí nghiệp chướng của bản thân họ chỉ tăng thêm chứ không thể tiêu trừ. Khi nào mới tiêu trừ? Lúc nào mình không nhớ nghĩ nữa, quên những thứ đó đi, mỗi niệm đều nghĩ đến Phật A Di Đà, chỉ nghĩ đến Phật A Di Đà, thì tiêu được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sinh tử. Không còn nghĩ đến nghiệp chướng nữa thì nghiệp chướng tự tiêu trừ, đạo lý là ở chỗ này. Đến lúc cấp bách, đang gặp tai nạn, đang mang bệnh tật, luống cuống lật đật, quên cả vọng niệm, danh hiệu Phật cũng không nhớ, lúc đó sẽ thế nào? Mỗi niệm đều làm tăng thêm nghiệp chướng, nên biết rằng mỗi niệm đều tăng thêm. Nói cách khác, mỗi niệm đều đến gần với ác báo, vì sao vậy? Trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên nói rất rõ: “Không có hoạ phúc, tất cả đều do mình tự chuốc lấy”. Trong kinh đức Phật dạy: Đến lúc đó thì quên sạch. Cả đời học Phật đến lúc đó không lợi ích gì, chỉ có phiền não nổi lên, đến lúc đó còn oán hận trời đất, thậm chí oán hận cả Phật Bồ tát, tội nghiệp càng nặng thêm, tội chướng lúc đó biến thành nghiệp địa ngục vô gián. Những người đệ tử của Phật, do không thấu hiểu kinh điển, hộ trì Phật pháp nhưng lại kể công, sao lại gặp nhiều tai nạn thế này? Hay Phật Bồ tát không linh, Phật Bồ tát không phù hộ mình. Đây là do không thông hiểu nên không lý giải được giáo pháp. Trong kinh điển xác thực, chư Phật Bồ tát có thể cứu độ tất cả chúng sanh lìa khổ được vui, nhưng chúng sanh đã hiểu sai những lời dạy trong kinh điển, tự mình đem tai nạn đến cho mình mà lại oán trách trời đất, làm sao như thế được! Phật có dạy quí vị làm thế đâu. Ngài dạy chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, hoá giải tai nạn, dạy chúng ta buông bỏ, dạy chúng ta bố thí, bố thí là buông bỏ, Bố thí là xả, xả điều gì? Xả bỏ tai nạn, xả bỏ sinh tử, xả bỏ bệnh tật, xả bỏ lục đạo luân hồi, xả bỏ mười pháp giới, thì quí vị sẽ thành Phật. Mỗi niệm quí vị không buông bỏ được thì phiền não càng lớn.
Thật sự luân hồi là thứ rất đáng sợ, nếu quí vị thấu hiểu được luân hồi, thì quí vị biết luân hồi là một chiếc bánh tròn. Cuộc đời mỗi con người, bất luận có mối quan hệ tốt như thế nào, thì chuyển kiếp cũng không còn nhớ nữa, có thể đều điên đảo hết. Ông bà tổ tiên nhiều đời, có thể trở lại làm con cháu của chúng ta, đó là những trường hợp rất thường gặp. Thậm chí tạo nghiệp ác, họ còn đoạ lạc làm súc sinh làm vật nuôi trong nhà quí vị, mắt phàm chúng ta không thể nhận biết được. Vì thế oan oan tương báo trong sáu đường không lúc nào ngưng, đời đời kiếp kiếp phải gánh chịu. Làm thế nào vượt ra được? Làm sao thoát ra được? Trong rất nhiều pháp môn thì pháp môn Tịnh độ là thù thắng, tuyệt vời nhất là một câu danh hiệu, có thể giải quyết tất cả những vấn đề này. Tại sao chúng ta không niệm? Tại sao chúng ta niệm lục đạo luân hồi? Nói cho quí vị rõ, tất cả các tạp niệm đều là luân hồi trong sáu đường. Có thể nói không thể tìm thấy chánh niệm trong thế gian này, chánh niệm trở thành hữu danh vô thực. Xã hội hiện nay, niệm danh hiệu Phật A Di Đà là chánh niệm, ngoài niệm này ra, không có một chánh niệm thứ hai. Ngày xưa còn chứ bây giờ không có nữa, quí vị hãy để ý xem xét, thể nghiệm, khi không niệm Phật tâm ta sẽ nghĩ đến thứ gì, nhớ cái gì? Quí vị cố gắng suy nghĩ thật kĩ những thứ quí vị nghĩ, nhớ tương ứng với thứ nào? Đã hiểu được chưa? Mỗi niệm đều là luân hồi, mỗi niệm đều nghĩ đến những ân oán trong sáu đường, quả báo đắp đổi, quí vị chỉ nghĩ được chừng đó. Sức mạnh này rất hùng dũng, vì thời gian nghĩ đến những thứ này của quí vị khá nhiều, mà thời gian niệm Phật không được bao nhiêu, danh hiệu Phật không địch nổi nghiệp lực, đấy là điều chứng minh tại sao công phu của chúng ta không đắc lực.
Đến cuối đời, Hoàng Niệm Tổ ngả bệnh, sáu tháng trước khi mất, mỗi ngày ông niệm mười bốn vạn danh hiệu Phật, nỗ lực niệm Phật, buông bỏ tất cả. Trong thời gian nửa năm đó, ông đã vãng sanh, một người có đức độ, có tâm tu hành như thế, đến cuối đời vẫn nỗ lực không ngừng mới được vãng sanh, huống gì những người phàm phu bình thường! Ông là một tấm gương cho tất cả những người bình thường như chúng ta. Có thể nói, khoảng thời gian sáu tháng cuối đời, một trăm tám mươi ngày, đã đủ để buông bỏ tất cả, một lòng chuyên niệm, thì chắc chắn sẽ được vãng sanh. Tấm gương đó đã chứng minh cho chúng ta. Vì thế một niệm tâm thanh tịnh nhất định được nuôi lớn trong hàng ngày, cần phải nuôi dưỡng buông bỏ, buông bỏ tất cả.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment