Họ cũng nhiều năm nghe kinh, cũng giỏi nói đạo nhưng không buông bỏ được duyên trần. k thể vãng sanh

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
31 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 385
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Người niệm Phật rất đông, người tin Phật không nhiều, tin tưởng rồi thì sẽ dốc sức tu hành.
Xưng kính nhị tư, bất li ư khẩu”. Bốn chữ này quan trọng, phải tin, phải tưởng, luôn luôn tưởng đến Phật. Tưởng nhớ lời nguyện của Phật, nghĩ đến hạnh của Phật, nghĩ đến lòng từ bi của Phật, nghĩ đến ơn đức của Phật đã xây dựng một đạo tràng tốt đẹp như thế, giúp chúng ta ở nơi đó chỉ một đời là được thành tựu. Ơn đức này quá lớn lao! Làm cách nào báo đáp? Chúng ta ở nơi đó thành Phật chính là đền đáp, chính là đã trả được ơn Phật, đã làm tròn nguyện vọng của ngài . Xưng, xưng là niệm, xưng niệm. Kính là cung kính, bất li ư khẩu. Bốn chữ này chính là “ức niệm thọ trì, quy y cúng dường chi chỉ” trong bổn kinh. Giờ học Phật khó nhất do không làm được bốn chữ này. Tin thì vẫn tin danh văn lợi dưỡng. Tin những lợi lạc có được trước mắt, người ta tin vào điều này mà không nhìn thấy thế giới Cực Lạc, không thấy những cái tốt đẹp trong kinh nói về thế giới Cực Lạc. Cứ như đấy là những chuyện quá khứ đã qua, không hiện thực. Quí vị bảo là chuyện tương lai, tương lai ai nhìn thấy? Ức Phật niệm Phật, nhưng không phải là chân tâm. Người ta nghĩ đến chỉ là danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần trước mắt. Điều này chẳng rời xa tâm. Tự tư tự lợi chẳng lìa khỏi miệng. Thật đó, khởi tâm động niệm, mở miệng là nghĩ ngay có lợi gì cho tôi? Lợi lộc của tôi ở đâu? Thậm chí còn khởi tâm động niệm hại người lợi mình. Đấy là đặc trưng của văn hóa xã hội ngày nay.
Cổ nhân xưa dạy quên mình vì người, xã hội hiện nay dạy trẻ con từ bé đã biết lợi mình hại người. Cho nên xã hội hiện nay rất khó quay đầu lại. Nếu con người không sực tỉnh ý thức, không biết quay lại thì chẳng có phương pháp nào cứu được xã hội, thoát được tai họa này.
“Sơ sao viết: Vãng sinh tịnh độ, yếu tu hữu tín, thiên tín tức thiên sinh, vạn tín tức vạn sinh. Tín Phật danh tư, Chư Phật tức cứu, Chư Phật tức hộ”. Nhưng mà tin thế này rất khó. Người niệm Phật rất đông, người tin Phật không nhiều, tin tưởng rồi thì sẽ dốc sức tu hành. Nếu không dốc sức tu hành là chẳng hề tin. Người xưa bảo: miệng niệm Di Dà tâm tán loạn, đọc vỡ cuống họng chỉ uổng công. Người ta không tin, lòng tin thật chẳng dễ có. Vì sao lại không tin? Vì không hiểu chân tướng của sự thật. Khi đã rõ chân tướng sự thật thì niềm tin mới sinh khởi. Điều này cho thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh, nói pháp cho chúng ta suốt 49 năm với mục đích gì? Mục đích thứ nhất là giúp chúng ta dứt hết nghi ngờ, sinh lòng tin. Chỉ có giúp người ta hiểu được chân tướng sự thật thì lòng tin mới có thể phát sinh. Có niềm tin thì quí vị mới phát nguyện, mới thật lòng muốn học hỏi giáo lý Phật, mới mong trở thành Bồ Tát, thành Phật, mới chịu buông bỏ duyên trần. Bằng không thì tham luyến duyên đời, đuổi bắt duyên trần, chẳng thể nào buông bỏ được. Vậy là sai lầm.
Thiện Đạo đại sư đã nói “vạn người tu vạn người về”. Thiện Đạo đại sư là Phật A Di Đà tái sinh nên lời này không thể sai được. 50 năm trước, thầy Lý thường bảo với chúng tôi, ông đưa liên xã Đài Trung ra làm ví dụ. Liên Hữu ở Đài Trung mười ngàn người niệm Phật, thật được vãng sanh chỉ ba đến 5 người thôi. Đây là lời ông hay nói. Vì nguyên nhân gì? Quí vị có thể cho rằng họ không tin chăng? Họ cũng nhiều năm nghe kinh, cũng giỏi nói đạo nhưng không buông bỏ được duyên trần. Cho nên không thể vãng sanh.
Tin ở chỗ này là tín giải hành chứng. Ở đây nhắc đến một chữ: một tức là nhiều, nhiều tức là một. Trong niềm tin có giải, có hành, có chứng thì đương nhiên người này được vãng sanh. Nếu quí vị chẳng tin, giải hành chứng cũng không có, thì chẳng thể vãng sanh. Thật có niềm tin, có hiểu biết thật sự về kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà hoặc là Kinh A Di Đà cũng được. Thật sự buông bỏ, thật tâm phát nguyện cầu vãng sanh. “Chư Phật tức cứu, chư Phật tức hộ”. Chư Phật này là ai? Chính là Phật A Di Đà. Trong kinh điển đại thừa thường dùng chư Phật để biểu thị cho Phật A Di Đà. Phật A Di Đà được chư Phật cùng tán thán, cùng khen ngợi: quang trung cực tôn, Phật trung chi vương. “Tâm thường ức Phật”. Thường thường nghĩ đến Phật. “Khẩu thường xưng Phật”. Thường thường niệm Phật, tốt nhất là chớ gián đoạn. Những việc không cần suy nghĩ thì miệng luôn có thể niệm Phật, nếu như dính dáng đến suy nghĩ thì quí vị bỏ danh hiệu Phật ra, tập trung đi xử lý việc của mình. Xử lý xong thì lại đem danh hiệu Phật trở lại. Đấy đều gọi là tịnh niệm tương tục.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment