Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 353
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Có muốn đi hay không? Nếu thật muốn đi, thì đối với thế giới này không còn lưu luyến.
Ở thế giới này sống một ngày biết một ngày, tuỳ duyên độ nhật, buông bỏ vạn duyên, nhất tâm nhất niệm chỉ tư duy về thế giới tây phương Cực Lạc, đây gọi là nhớ nghĩ đến Phật. Chỉ niệm câu danh hiệu này, đây gọi là niệm Phật, là nhớ Phật niệm Phật. Khi nào có thể vãng sanh? Từ một ngày cho đến bảy ngày. Nhanh thì một ngày, chậm thì bảy ngày. Nếu thật muốn đi, thật muốn vãng sanh. Vậy tại sao không thể vãng sanh? Đối với thế gian này có lưu luyến. Còn có ngày mai, còn có sang năm. Như vậy thì không thể một ngày đến bảy ngày. Đó là gì? Đó là mê chấp, là chướng ngại. Chúng ta phải chặt đứt hết những chướng ngại này, không nên đem nó để trong lòng. Như vậy là tu tịnh nghiệp đã thành công rồi. Nếu còn tồn tại những chướng ngại này, tất cả những điều này đều dẫn đến phiền phức. Trong kinh điển các bậc cổ đức thường nói: “một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Nhưng niệm chúng ta luôn không tương ưng, từ trước giờ cũng chưa từng nghĩ. Nguyên nhân không tương ưng là gì? Rốt cuộc vì sao không tương ưng? Vì sao người khác tương ưng còn tôi thì không? Nên chúng ta cần phải thường phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, đây là trí tuệ. Toàn bộ chướng ngại đều giải trừ hết. Vấn đề của chúng ta đã được giải quyết.
Chúng ta ở thế gian này, thế gian này là gì? Thế gian này chính là thế giới Cực Lạc. Từ đâu hiện rõ điều này? Hiện ra ở nét mặt hạnh phúc vui vẻ của quý vị, từ chỗ quý vị thật sự nhìn thấy Phật A Di Đà mà hiện thị ra. Phật A Di Đà ở đâu? Tâm của chúng ta là Phật A Di Đà, nên quý vị xem tất cả chúng sanh đều là Phật A Di Đà, nguyện của quý vị là Phật A Di Đà, nên quý vị xem tất cả chúng sanh đều là Phật A Di Đà. Vì sao vậy? Vì cảnh tuỳ tâm chuyển. Nếu cảnh giới quý vị chưa chuyển được, nên cái gì cũng đều không phải. Buông bỏ không dễ, mà nhìn thấu suốt càng khó. Thật sự nhìn thấu thì buông bỏ sẽ rất dễ. Không buông bỏ được, chúng ta nhận thấy không buông bỏ chính là không nhìn thấu suốt, không hiểu thấu triệt chân tướng sự thật. Sao lại còn tập khí lỗi lầm này chướng ngại ta?
Vãng sanh thế giới Cực Lạc, phương pháp rất đơn giản, chính là một câu danh hiệu. Câu danh hiệu này có thể đoạn tận vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Không phải thật sự diệt tận, nhưng cũng phải niệm để làm cho nó không khởi tác dụng. Đây là gì? Là chế phục phiền não, sanh vào cỏi phàm thánh đồng cư.
Nếu thật sự bỏ nó, đoạn tận nó, như vậy không phải là cõi đồng cư mà là cõi phương tiện hữu dư, cõi thật báo trang nghiêm. Chúng ta niệm Phật, bình thường được coi là rất siêng năng, mặc dù một ngày niệm mười danh Phật hiệu, hoặc giống như Hoàng Niệm Tổ, thật hiếm thấy, một ngày niệm 40 vạn danh Phật hiệu, nhưng nếu như ông không buông bỏ, thì không vãng sanh được. Chứ chẳng phải ai niệm Phật cũng được vãng sanh đâu. Người niệm Phật không buông bỏ, thì họ cũng không được vãng sanh được. Trong pháp thế gian hay Phật pháp, chỉ cần có một điều chưa buông bỏ, phước báo họ lớn, ít tạo ác nghiệp thì họ được sanh thiên, hoặc đầu thai về lại cõi người. Nếu tạo nhiều ác nghiệp hơn thiện nghiệp, họ sẽ đầu thai vào trong ba đường ác.Điều này pháp sư Quán Đảnh nói rất rõ ràng, người niệm Phật có một trăm loại quả báo không giống nhau. Chúng ta niệm Phật là vì sao? Vì sao niệm Phật, vì sao cầu sanh thế giới Cực Lạc? Điều này nên học ngài Huệ Năng là không sai. Vì sao tôi niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc? Vì để làm Phật. Tôi vì điều này chứ không vì điều gì khác. Vì sao phải làm Phật? Vì phổ độ chúng sanh. Chỉ có thành Phật mới có trí tuệ, thần thông, năng lực để giáo hoá tất cả chúng sanh. Nguyện này với nguyện của Phật A Di Đà và nguyện của chư Phật Như Lai trong mười phương hoàn toàn tương đồng. Không phải cầu an lạc cho chính mình, không phải vì thăng quan phát tài cho mình, không phải vì mình được đại phước báo đại trí tuệ, không phải. Nếu có điều nào vì mình, chính là chướng ngại.
Tập 353
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Có muốn đi hay không? Nếu thật muốn đi, thì đối với thế giới này không còn lưu luyến.
Ở thế giới này sống một ngày biết một ngày, tuỳ duyên độ nhật, buông bỏ vạn duyên, nhất tâm nhất niệm chỉ tư duy về thế giới tây phương Cực Lạc, đây gọi là nhớ nghĩ đến Phật. Chỉ niệm câu danh hiệu này, đây gọi là niệm Phật, là nhớ Phật niệm Phật. Khi nào có thể vãng sanh? Từ một ngày cho đến bảy ngày. Nhanh thì một ngày, chậm thì bảy ngày. Nếu thật muốn đi, thật muốn vãng sanh. Vậy tại sao không thể vãng sanh? Đối với thế gian này có lưu luyến. Còn có ngày mai, còn có sang năm. Như vậy thì không thể một ngày đến bảy ngày. Đó là gì? Đó là mê chấp, là chướng ngại. Chúng ta phải chặt đứt hết những chướng ngại này, không nên đem nó để trong lòng. Như vậy là tu tịnh nghiệp đã thành công rồi. Nếu còn tồn tại những chướng ngại này, tất cả những điều này đều dẫn đến phiền phức. Trong kinh điển các bậc cổ đức thường nói: “một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Nhưng niệm chúng ta luôn không tương ưng, từ trước giờ cũng chưa từng nghĩ. Nguyên nhân không tương ưng là gì? Rốt cuộc vì sao không tương ưng? Vì sao người khác tương ưng còn tôi thì không? Nên chúng ta cần phải thường phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, đây là trí tuệ. Toàn bộ chướng ngại đều giải trừ hết. Vấn đề của chúng ta đã được giải quyết.
Chúng ta ở thế gian này, thế gian này là gì? Thế gian này chính là thế giới Cực Lạc. Từ đâu hiện rõ điều này? Hiện ra ở nét mặt hạnh phúc vui vẻ của quý vị, từ chỗ quý vị thật sự nhìn thấy Phật A Di Đà mà hiện thị ra. Phật A Di Đà ở đâu? Tâm của chúng ta là Phật A Di Đà, nên quý vị xem tất cả chúng sanh đều là Phật A Di Đà, nguyện của quý vị là Phật A Di Đà, nên quý vị xem tất cả chúng sanh đều là Phật A Di Đà. Vì sao vậy? Vì cảnh tuỳ tâm chuyển. Nếu cảnh giới quý vị chưa chuyển được, nên cái gì cũng đều không phải. Buông bỏ không dễ, mà nhìn thấu suốt càng khó. Thật sự nhìn thấu thì buông bỏ sẽ rất dễ. Không buông bỏ được, chúng ta nhận thấy không buông bỏ chính là không nhìn thấu suốt, không hiểu thấu triệt chân tướng sự thật. Sao lại còn tập khí lỗi lầm này chướng ngại ta?
Vãng sanh thế giới Cực Lạc, phương pháp rất đơn giản, chính là một câu danh hiệu. Câu danh hiệu này có thể đoạn tận vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Không phải thật sự diệt tận, nhưng cũng phải niệm để làm cho nó không khởi tác dụng. Đây là gì? Là chế phục phiền não, sanh vào cỏi phàm thánh đồng cư.
Nếu thật sự bỏ nó, đoạn tận nó, như vậy không phải là cõi đồng cư mà là cõi phương tiện hữu dư, cõi thật báo trang nghiêm. Chúng ta niệm Phật, bình thường được coi là rất siêng năng, mặc dù một ngày niệm mười danh Phật hiệu, hoặc giống như Hoàng Niệm Tổ, thật hiếm thấy, một ngày niệm 40 vạn danh Phật hiệu, nhưng nếu như ông không buông bỏ, thì không vãng sanh được. Chứ chẳng phải ai niệm Phật cũng được vãng sanh đâu. Người niệm Phật không buông bỏ, thì họ cũng không được vãng sanh được. Trong pháp thế gian hay Phật pháp, chỉ cần có một điều chưa buông bỏ, phước báo họ lớn, ít tạo ác nghiệp thì họ được sanh thiên, hoặc đầu thai về lại cõi người. Nếu tạo nhiều ác nghiệp hơn thiện nghiệp, họ sẽ đầu thai vào trong ba đường ác.Điều này pháp sư Quán Đảnh nói rất rõ ràng, người niệm Phật có một trăm loại quả báo không giống nhau. Chúng ta niệm Phật là vì sao? Vì sao niệm Phật, vì sao cầu sanh thế giới Cực Lạc? Điều này nên học ngài Huệ Năng là không sai. Vì sao tôi niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc? Vì để làm Phật. Tôi vì điều này chứ không vì điều gì khác. Vì sao phải làm Phật? Vì phổ độ chúng sanh. Chỉ có thành Phật mới có trí tuệ, thần thông, năng lực để giáo hoá tất cả chúng sanh. Nguyện này với nguyện của Phật A Di Đà và nguyện của chư Phật Như Lai trong mười phương hoàn toàn tương đồng. Không phải cầu an lạc cho chính mình, không phải vì thăng quan phát tài cho mình, không phải vì mình được đại phước báo đại trí tuệ, không phải. Nếu có điều nào vì mình, chính là chướng ngại.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments