Người niệm Phật rất nhiều, nhưng người vãng sanh rất ít. Then chốt ở chỗ Thành Kính.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 487
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Thời mạt pháp xã hội động loạn, thế giới thiên tai rất nhiều, bộ sách này đích thực có thể tự độ và độ tha, độ tha nhất định phải tự độ trước. Trong kinh điển đại thừa Đức Phật nói rất hay, cũng nói rất nhiều lần. Chưa độ mình mà độ người, không có chuyện này, không có đạo lý này, nhất định mình được độ trước, mới có năng lực độ người khác.

Ngay trong đời này, chúng ta phải xem vấn đề này là việc lớn nhất trong đời. Chúng ta thử nghĩ, còn việc gì lớn hơn việc này chăng? Tín tâm của chúng ta, tâm thành kính không sanh khởi được, phải làm sao? Nghiên cứu cuốn kinh này, nếu thật sự nhận thức rõ ràng về thế giới Cực Lạc, nhận thức về Phật A Di Đà, nhận thức về thế giới Cực Lạc, như vậy chúng ta không thể không đi, tâm thành kính chúng ta liền sanh khởi. Tâm thành kính của chúng ta chưa sanh khởi, là do mơ hồ về thế giới Cực Lạc, nghe nói như vậy, nhưng không biết rốt cuộc là thật hay giả? Nên trong lòng cứ do dự.
Kinh điển đại thừa rất nhiều, còn muốn học thứ này thứ kia, quá nhiều! Thế nên lòng tin bất nhất, nguyện vãng sanh không khẩn thiết, đây đều là chướng ngại của việc tu học. Những người thật sự niệm Phật vãng sanh, không có công phu gì khác ngoài việc họ tin thật, thật sự tin tưởng, không có chút hoài nghi nào, rất muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, tương ưng với bổn nguyện của Phật A Di Đà. Không những khi lâm chúng Phật đến tiếp dẫn, mà ngay hiện tiền cũng được Phật lực gia trì. Được Phật lực gia trì, công phu lập tức đắc lực. Hiện nay rất nhiều người, công phu niệm Phật không đắc lực, thường quên mất Phật A Di Đà. Quên như vậy, thuật ngữ nhà Phật gọi là thất niệm, mất đi, ý niệm bị mất đi. Thường thường thất niệm, nên họ không thể tịnh niệm tương tục, tịnh niệm từng lúc từng hồi, họ không liên tục được. Liên tục là niệm này nối tiếp niệm kia, đều là tịnh niệm, đều là Phật A Di Đà, như vậy là đúng. Chúng ta thường quên mất, điều này chứng minh, chúng ta chưa tin thật, chưa nguyện thiết, không có tâm thành kính.

Chuyên nhạo cầu pháp”, đây là cầu pháp không mỏi mệt, tâm không mỏi mệt, phương tiện tự lợi. Câu này cũng là nói với chúng ta cầu pháp như thế nào, tu học như thế nào.
Chữ “chuyên” vô cùng quan trọng, “nhạo” là yêu thích, chúng ta thường gọi là pháp hỷ. Học một điều gì đó, nếu không thể sanh tâm hoan hỷ, như vậy rất khó thành tựu. Nếu sung mãn tâm hoan hỷ, chắc chắn sẽ thành tựu. Vì sao học tập không đạt được tâm hoan hỷ? Điều này chúng ta nên phản tỉnh sâu sắc, phải quan sát. Phàm không đạt được pháp hỷ, tức không nếm được pháp vị.
Chư vị cổ đức thường nói với chúng ta: Vị thế gian làm sao nồng bằng pháp vị. Vị thế gian là gì? Thế gian bao gồm cõi trời, cõi trời cõi người. Mùi vị, thú vị này không sánh bằng pháp vị, là thật ư? Chúng ta tu tập có được mấy người nếm được pháp vị? Vì sao cổ nhân lại dễ dàng như vậy? Chúng ta thử xem, ngày xưa các bậc tổ sư, thật là pháp hỷ sung mãn. Thử xem Chư Phật Bồ Tát, lãnh hội tường tận sẽ minh bạch, vì sao chúng ta không đạt được? Điều này nhất định có vấn đề. Tuyệt đối không phải nói, trí tuệ của chúng ta không như cổ nhân, phước đức nhân duyên không như cổ nhân, điều này nói không thông suốt.
Trên ba phương diện thực tế mà nói, chúng ta đều vượt qua cổ nhân, nhưng học tập của chúng ta không bằng cổ nhân. Nhất định còn có nhân tố quan trọng, nhân tố này chính là thành kính. Ngài Ấn Quang thường dạy rằng: “một phần thành kính chúng ta được một phần lợi ích”. Lợi ích này chắc chắn chính là pháp vị. Chúng ta có mười phần thành kính, sẽ được mười phần lợi ích. Chúng ta quay đầu phản tỉnh xem, chúng ta có thành kính chăng? Ngay trong xã hội hiện tại này, hai chữ thành kính này hầu như mất đi, không biết như thế nào gọi là thành, cũng không biết như thế nào gọi là kính. Vấn đề này không thể trách chúng ta, vì sao? Vì từ nhỏ không ai dạy, như vậy làm sao chúng ta biết được!
Hai chữ này trong pháp thế gian là thành thánh thành hiền. Trong pháp xuất thế gian là nhân tố đầu tiên để thành Phật thành Bồ Tát. Nếu chúng ta không có, thì dù có nỗ lực học ra sao cũng không giống, chưa nếm được pháp vị. Vì không nếm được pháp vị, nên không thể kiến lập tín tâm đối với Phật pháp. Nói tin Phật, thực tế mà nói là rất miễn cưỡng, không phải tin thật. Tôi muốn cầu vãng sanh, lời này cũng không phải thật, vì sao? Vì không buông được tình chấp của thế gian, nên học Phật khó chính là khó ở chỗ này.
Vì sao niệm Phật không thể vãng sanh ? Người niệm Phật rất nhiều, nhưng người vãng sanh rất ít. Chúng ta quan sát tường tận, then chốt ở chỗ thành kính. Thành là gì? Thành và chân cùng một nghĩa_chân thành! Phải dùng chân tâm, không được dùng vọng tâm. Người dùng chân tâm sẽ tương ưng với tánh đức, người dùng vọng tâm không tương ưng.
Người tu đạo giống như con cá, người thành đạo như long phụng sừng lân. Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch những vấn đề này, sẽ sửa đổi những khuyết điểm của chúng ta, như vậy chúng ta mới có hy vọng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment