Nhiều người tu Tịnh độ, vì sao người thành tựu ít ? Ba điều kiện này ko đầy đủ, họ ko thể vãng sanh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 416 - 256
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Gặp được nhưng không tin, tin mà không nguyện, có nguyện không chịu hành, chịu hành không đắc lực, đều là chưa đủ phước báo.

Chúng ta muốn hỏi, bây giờ nhiều người tu Tịnh độ, vì sao người thành tựu ít ? Ba điều kiện này không đầy đủ, họ không thể vãng sanh.

Cổ nhân lại thêm vào đây một chữ, gọi là tin thật, nguyện thiết, thực hành. Thực hành là gì ? Là y giáo phụng hành! Tin thật, nguyện thiết, thực hành. Ngày nay chúng ta như thế nào? Có tin chăng? Tin, có tin thật chăng? Không thâth, sao biết không thật? Có quá nhiều việc phải vướng bận, chưa buông bỏ. Chúng ta học Tịnh độ cần phải biết, thật buông bỏ !

Nhìn từ trên những nhân duyên này, Tịnh độ quá thù thắng. Tịnh độ đầy đủ điều kiện là đơn giản nhất, gọi là ba tư lương, ba phương pháp tu hành quan trọng. Thứ nhất là ta có thể tin. Thứ hai là muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà. Điều kiện thứ ba là chân thành niệm Phật, luôn để Phật A Di Đà trong tâm. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài ra đều không có, như vậy là được. Quý vị xem điều kiện đơn giản như vậy, ba căn thượng trung hạ đều có thể làm được. Gọi là tam căn phổ bị, lợi độn toàn thâu, không có người nào tu Tịnh độ mà không thành tựu. Chúng ta muốn hỏi, bây giờ nhiều người tu Tịnh độ, vì sao người thành tựu ít? Ba điều kiện này không đầy đủ, họ không thể vãng sanh.

Cổ nhân lại thêm vào đây một chữ, gọi là tin thật, nguyện thiết, thực hành. Thực hành là gì? Là y giáo phụng hành! Tin thật, nguyện thiết, thực hành. Ngày nay chúng ta như thế nào? Có tin chăng? Tin, có tin thật chăng? Không thật, sao biết không thật? Có quá nhiều việc phải vướng bận, chưa buông bỏ. Chúng ta học Tịnh độ cần phải biết, thật buông bỏ.

Từ ngày đầu tiên tôi vào cửa Phật, chưa xuất gia, gặp đại sư Chương Gia, năm đó tôi 26 tuổi. Câu đầu tiên đại sư dạy tôi, chính là “nhìn thấu, buông bỏ”. Tôi không hề hoài nghi, tôi tưởng rằng mình đã hiểu, thực tế thì không hiểu, chỉ hiểu một cách đại khái mà thôi. Sư thể nghiệm được từ câu này, ngày càng sâu sắc hơn. Đến nay đã 60 năm, tôi mới biết câu này là chân thật nghĩa.


Chúng ta sống trong thời đại này, thờ
i đại này chúng sanh khổ nạn rất nhiều. Đối với người tu Tịnh độ mà nói, đây là nghịch tăng thượng duyên tốt, vì sao vậy? Vì nó khiến ta không tham luyến đối với thế gian này, dễ buông bỏ.

Quý vị thấy pháp môn này trực tiếp biết bao, đơn giản biết bao, dễ dàng biết bao, vững chắc biết bao, nhanh chóng biết bao, có thành tựu thù thắng như vậy. Ta đã gặp được, nghĩa là phước báo vô cùng lớn lao, người có phước báo lớn nhất trong thế xuất thế gian, mới có thể gặp được.

Gặp được nhưng không tin, tin mà không nguyện, có nguyện không chịu hành, chịu hành không đắc lực, đều là chưa đủ phước báo. Người đủ phước báo, như các bà cụ ở nông thôn, họ không biết gì cả, không có gì cả, chỉ niệm rốt ráo một câu Phật hiệu. Khi vãng sanh biết trước giờ chết, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, rất tiêu sái, rất tự tại, họ đến thế giới Cực Lạc làm Phật. Giáo, lý, hành của họ nhập vào trong quả đại bát niết bàn. Chúng ta khát ngưỡng, chúng ta ngưỡng mộ, lấy họ làm gương, học tập theo họ.

Người thường hiện nay niệm Phật, niệm được rất nhiều Phật hiệu nhưng vọng tưởng tạp niệm cũng rất nhiều. Trong Đại Thế Chí Bồ-tát Niệm Phật Viên Thông Chương, Bồ-tát dạy chúng ta bí quyết niệm Phật là “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). “Đô nhiếp lục căn” nghĩa là gì? Là thu hồi tâm lại, tâm của chúng ta, ở nơi mắt thì nhìn, ở nơi tai thì nghe, bạn thu hồi kiến văn giác tri lại, không được duyên theo bên ngoài, không hướng ra bên ngoài, đây gọi là đô nhiếp lục căn. Trong nhà Nho, học vấn của pháp thế gian cũng có đạo lý này, Mạnh Tử nói: “Đạo học vấn chẳng gì khác, chỉ là tìm lại cái tâm đã mất đi mà thôi”, cùng ý nghĩa với câu này. Đạo học vấn là gì? Là thu hồi tâm từ bên ngoài lại, là ý nghĩa này. Phóng tâm ra bên ngoài nghĩ Đông nghĩ Tây, nghĩ quá khứ, nghĩ vị lai, đó đều là sai lầm, cho nên thu hồi tâm trở lại. “Tịnh niệm tương kế”, bạn hãy chú ý chữ “tịnh”, tịnh là gì? Bạn xen tạp thì không tịnh, bạn niệm Phật mà trong đầu vẫn nghĩ Đông nghĩ Tây, vậy thì không thanh tịnh, có hoài nghi thì không thanh tịnh. Không hoài nghi, không xen tạp, đó gọi là tịnh niệm, “tương kế” là không gián đoạn. Không nhất định nói niệm Phật hiệu không gián đoạn, mà là công phu này không được gián đoạn, chính là không hoài nghi, không xen tạp, không được có những thứ này, bạn phải giữ gìn công phu này. Công phu này nếu không gián đoạn, vậy mới sinh ra sức mạnh, vậy mới gọi là công đức.

Nếu bạn hiểu đạo lý này thì không phải ở chỗ niệm Phật nhiều hay ít, niệm Phật nhiều đi nữa có tác dụng gì chứ? Đại đức xưa thường nói “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng uổng công”. Khi nào niệm đến mức tâm địa của mình thanh tịnh rồi thì câu Phật hiệu sẽ hữu dụng, phải chú trọng điều này, đây mới là chánh niệm! Điều này không thể không biết.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment