Nhiều người tu Tịnh độ,vì sao người thành tựu ít.3 điều kiện này không đầy đủ,họ không thể vãng sanh

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 265
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Chúng ta muốn hỏi, bây giờ nhiều người tu Tịnh độ, vì sao người thành tựu ít? Ba điều kiện này không đầy đủ, họ không thể vãng sanh.
Cổ nhân lại thêm vào đây một chữ, gọi là tin thật, nguyện thiết, thực hành. Thực hành là gì? Là y giáo phụng hành! Tin thật, nguyện thiết, thực hành. Ngày nay chúng ta như thế nào? Có tin chăng? Tin, có tin thật chăng? Không thâth, sao biết không thật? Có quá nhiều việc phải vướng bận, chưa buông bỏ. Chúng ta học Tịnh độ cần phải biết, thật buông bỏ !

Nhìn từ trên những nhân duyên này, Tịnh độ quá thù thắng. Tịnh độ đầy đủ điều kiện là đơn giản nhất, gọi là ba tư lương, ba phương pháp tu hành quan trọng. Thứ nhất là ta có thể tin. Thứ hai là muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà. Điều kiện thứ ba là chân thành niệm Phật, luôn để Phật A Di Đà trong tâm. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài ra đều không có, như vậy là được. Quý vị xem điều kiện đơn giản như vậy, ba căn thượng trung hạ đều có thể làm được. Gọi là tam căn phổ bị, lợi độn toàn thâu, không có người nào tu Tịnh độ mà không thành tựu. Chúng ta muốn hỏi, bây giờ nhiều người tu Tịnh độ, vì sao người thành tựu ít? Ba điều kiện này không đầy đủ, họ không thể vãng sanh.
Cổ nhân lại thêm vào đây một chữ, gọi là tin thật, nguyện thiết, thực hành. Thực hành là gì? Là y giáo phụng hành! Tin thật, nguyện thiết, thực hành. Ngày nay chúng ta như thế nào? Có tin chăng? Tin, có tin thật chăng? Không thâth, sao biết không thật? Có quá nhiều việc phải vướng bận, chưa buông bỏ. Chúng ta học Tịnh độ cần phải biết, thật buông bỏ!

Từ ngày đầu tiên tôi vào cửa Phật, chưa xuất gia, gặp đại sư Chương Gia, năm đó tôi 26 tuổi. Câu đầu tiên đại sư dạy tôi, chính là “nhìn thấu, buông bỏ”. Tôi không hề hoài nghi, tôi tưởng rằng mình đã hiểu, thực tế thì không hiểu, chỉ hiểu một cách đại khái mà thôi. Sư thể nghiệm được từ câu này, ngày càng sâu sắc hơn. Đến nay đã 60 năm, tôi mới biết câu này là chân thật nghĩa.
Chúng ta sống trong thời đại này, thờ
i đại này chúng sanh khổ nạn rất nhiều. Đối với người tu Tịnh độ mà nói, đây là nghịch tăng thượng duyên tốt, vì sao vậy? Vì nó khiến ta không tham luyến đối với thế gian này, dễ buông bỏ.
Đại sư Chương Gia nói rằng, cuộc đời của tôi là Phật Bồ Tát sắp đặt giúp tôi, dạy tôi đừng bận tâm gì cả, tôi nghe lời. Phật Bồ Tát sắp xếp đưa tôi đến Úc châu, ở Úc châu gặp hiệu trưởng đại học Griffith và đại học Queensland. Muốn tôi giúp đoàn kết Tôn giáo, giúp xã hội này hóa giải xung đột, xúc tiến nền an định hòa bình. Việc này cần làm chăng? Làm cũng được, không làm cũng được. Nhưng nhìn thấy rất nhiều chúng sanh khổ nạn, đúng là không tìm được lối ra. Họ có muốn tìm chăng? Muốn tìm, nhưng tìm không ra.

Quý vị thấy pháp môn này trực tiếp biết bao, đơn giản biết bao, dễ dàng biết bao, vững chắc biết bao, nhanh chóng biết bao, có thành tựu thù thắng như vậy. Ta đã gặp được, nghĩa là phước báo vô cùng lớn lao, người có phước báo lớn nhất trong thế xuất thế gian, mới có thể gặp được. Gặp được nhưng không tin, tin mà không nguyện, có nguyện không chịu hành, chịu hành không đắc lực, đều là chưa đủ phước báo. Người đủ phước báo, như các bà cụ ở nông thôn, họ không biết gì cả, không có gì cả, chỉ niệm rốt ráo một câu Phật hiệu. Khi vãng sanh biết trước giờ chết, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, rất tiêu sái, rất tự tại, họ đến thế giới Cực Lạc làm Phật. Giáo, lý, hành của họ nhập vào trong quả đại bát niết bàn. Chúng ta khát ngưỡng, chúng ta ngưỡng mộ, lấy họ làm gương, học tập theo họ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment