TĐ:2993- Vì sao người học Tịnh Độ nhiều mà người thật sự vãng sanh lại ít ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
TĐ:2993- Vì sao người học Tịnh Độ nhiều mà người thật sự vãng sanh lại ít ?
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 074
*Thời gian từ: 01h46:41:11 – 01h56:21:18
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Trong mấy mươi năm này, chí ít tôi cũng có ba bốn mươi năm. Tôi nói có mười sáu chữ “buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ ngũ dục lục trần, buông bỏ tham sân si mạn”. Mười sáu chữ này buông bỏ, chúng ta có thể thành tựu chăng? Không thể. Tôi nói là thật không phải giả. Nó chỉ dẫn chúng ta đến cửa, mà chưa vào cửa. Mười sáu chữ này buông bỏ, chúng ta mới tới đến cửa, nơi của của Tu đà hoàn, trước cửa của sơ tín vị Bồ Tát. Muốn bước vào, như vậy phải dùng tiêu chuẩn của Phật. Ở đó cao hơn chúng ta ở đây. Chính là nói, phải buông bỏ thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến, tà kiến. Buông bỏ tất cả năm loại kiến hoặc, ta mới có thể vào cửa. Năm loại kiến hoặc chưa buông bỏ, thì chưa vào cửa,chỉ ở ngoài cửa. Điều này không thể không biết.
Tuy chưa vào cửa, nhưng nếu gặp được tịnh độ, quyết định vãng sanh. Mười sáu chữ này có thể làm được, nhất định được sanh tịnh độ. Sanh đến tịnh độ. cho dù là cõi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh, tức là một đời thành tựu viên mãn. Đến thế giới Cực Lạc làm gì? Đến thế giới Cực Lạc đi cầu học. Phật A Di Đà là thầy giáo. Văn thù, Phổ Hiền là đồng học, là sư huynh. Ngày ngày gặp mặt, chư vị thượng thiện nhơn câu hội tại một chỗ. Nếu chúng ta có thể tham dự môi trường học tập này, thì có thể không thành công sao? Sự thù thắng của tịnh độ, mười phương chư Phật Như Lai đều tán thán, không phải là giả. Thật như Thiện Đạo Đại Sư nói: “Vạn tu vạn nhân khứ”.
Vì sao bây giờ người học tịnh độ nhiều, nhưng người thực sự vãng sanh thì ít? Như vậy là vì sao? Đó là vì họ tu học không đúng pháp. Còn người xưa tu học, họ thấu triệt kinh điển trước. Kinh điển là gì? là dùng để giới thiệu. Tác dụng của kinh điển là giới thiệu. Đem thế giới tây phương Cực Lạc giới thiệu cho chúng ta. Có lý luận, có phương pháp, có cảnh giới. Trên mọi phương diện chúng ta đều cần phải hiểu cho rõ ràng minh bạch, sau đó y theo đạo lý phương pháp để tu học, như vậy thì không có gì là không thành tựu.
Phàm niệm Phật không thể vãng sanh, không phải trên lý luận có vấn đề, mà chính là trong phương pháp có vấn đề. Nhưng không học vẫn là không được. Trong Phật Pháp nói: “tín giải hành chứng”, bốn giai đoạn này. Vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc chính là chứng quả. Chứng quả gì? Quả vô thượng bồ đề. Đây là thật không phải giả. Điều này là chính Phật A Di Đà nói trong bốn mươi tám nguyện. Chỉ cần sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, thì chúng ta chính là A Duy Việt Trí Bồ Tát. A Duy Việt Trí là người ra sao? Các vị cổ đức nói, họ là người đã viên chứng tam bất thoái.
Chúng ta đều biết, chứng tam bất thối, trong kinh Hoa Nghiêm nói là bậc sơ trú Bồ tát. Xuất ly mười pháp giới, sanh đến cõi thật báo trang nghiêm của Như Lai, như vậy mà không tuyệt sao! Sơ trú của viên giáo, sơ địa của biệt giáo. Đây là chứng tam bất thoái. Vì sao? Viên chứng. Viên là viên mãn, viên mãn chứng được tam bất thoái. Đó không phải là sơ địa. Cổ nhân nói là thất địa trở lên, phẩm vị này quá cao. Làm sao cõi phàm thánh đông cư hạ hạ phẩm vãng sanh cũng như vậy? Đó là do bản nguyện oai thần của Phật A Di Đà gia trì chúng ta. Cũng chính là nói, trên thực tế chúng ta là cõi phàm thánh đông cư. Nhất phẩm thì phiền não còn chưa đoạn, nhưng quyền lợi ở thế giới tây phương Cực Lạc. Phật A Di Đà đối xử với chúng ta, là quyền lợi của Bồ tát thất địa . Trí tuệ, thần thông, đạo lực của chúng ta, hình như gần với Bồ tát thất địa . Như vậy đến đâu để tìm? Ngoài thế giới Cực Lạc ra, thì đi xem “Đại tạng kinh”.
Đức Thế Tôn xưa nay chưa từng nói, có thế giới Phật nào giống như thế giới Cực Lạc, chưa nói qua. Chỉ có thế giới Cực Lạc có. Thật phải đem sự việc này nhận thức rõ ràng, khẳng định vậy. ta vẫn còn động tâm chăng? Bất cứ pháp môn nào đều sẽ không động tâm. Đặc biệt ngày nay, xã hội động loạn, thế giới quá nhiều thiên tai. Nên cần phải nắm bắt thời gian, để làm gì? Niệm Phật.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment