Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 222
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Tất cả chúng sanh, là nói về chúng sanh vãng sanh, điều kiện vãng sanh hoàn toàn ở tín tâm nguyện tâm. Tin thật, muốn đi, điều kiện này sẽ đầy đủ. Nói thì dễ, nhưng người tin thật, muốn đi quả thật không nhiều. Nếu như không tin, ta có thể làm trắc nghiệm. Quý nói niệm Phật đường này của tôi, niệm Phật bảy ngày là vãng sanh. Không cần nói nhiều, bảy ngày vãng sanh, triệu tập mọi người đến niệm Phật, quý vị xem có thể triệu tập được mấy người. Đồng nghĩa là nói với mọi người, đến chổ này của tôi là bảy ngày sau phải chết, như vậy có ai dám đến. Bởi vậy miệng nói vãng sanh thì dễ, nhưng thật sự vãng sanh sẽ khiến mọi người sợ hãi, không dám đi, đây là thật.
Từ đây chúng ta có thể hiểu, người tin thật, muốn cầu vãng sanh quả thật không nhiều. Bởi vậy đệ tử chơn chánh của Phật không nhiều, giả nhiều hơn. Bồ Tát thật cũng ít, Bồ Tát giả rất nhiều, khắp nơi đều có. Trong xã hội hiện tại của chúng ta, chúng ta không thể không biết. Quan trọng là phải hồi quang phản chiếu, nghĩ lại xem mình là thật hay là giả, mình thuộc bên nào, điều này rất quan trọng. Làm sao để nhận ra? Nếu là thật, họ buông bỏ tất cả. Chỉ cần có một vài điều chưa buông bỏ, đó không phải thật, điều này rất dễ nhận ra. Trong cuộc sống hằng ngày, ta xem họ nghĩ gì, họ nói những gì. Nếu còn nghĩ đến những chuyện không liên quan, và nói những điều không liên quan, như vậy là không phải thật. Thật thì sao? Họ chỉ nghĩ đến một điều, là A Di Đà Phật, quý vị hỏi họ còn nghĩ gì khác nữa chăng? Không có, không có ý niệm nào khác ngoài câu A Di Đà Phật. Mọi sự, mọi cảnh, mọi duyên khác đều tùy duyên, không có gì không tốt. Đó là thật, đó không phải giả.
Quan tâm đối với tất cả người sự vật, đó đều là dư thừa, vì sao vậy? Vì mỗi người đều có nghiệp lực của riêng mình, mỗi người đều có nguyện lực của mình, sức mạnh nào lớn? Nếu nghiệp lực mạnh hơn nguyện lực, như vậy nghĩa là quý vị tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Niệm Phật cũng không được, cũng không thể vãng sanh. Nếu nguyện lực, thật sự muốn đi, mạnh hơn nghiệp lực, như vật chắc chắn vãng sanh. Quyền thao túng này đều ở trong tay mình, không phải do người khác, không phải Phật A Di Đà làm chủ. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ta, điều kiện vẫn là bản thân ta đồng ý hay không. Thuyền pháp của Bồ Tát đến, quý vị có muốn lên chăng? Muốn lên nghĩa là được độ, không muốn lên tức là tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Chúng ta không thể không biết điều này. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian đều do mình thao túng, đạo lý này không thể không biết. Phật Bồ Tát không làm chủ được. Thượng đế cũng không làm chủ được. Vua Diêm la cũng không làm chủ được. Ai làm chủ? Chính mình làm chủ, đây mới là thật.
Trong kinh điển Đức Thế Tôn luôn nhắc nhở chúng ta, tổ sư đại đức thường cảnh tỉnh chúng ta, phải tin thật, phải nguyện thiết, vãng sanh được hay không đều dựa vào điều này. Đối với công phu niệm Phật sâu hay cạn, công phu niệm Phật sâu hay cạn không phải niệm Phật nhiều hay ít, không liên quan đến điều này. Nhưng nó có thể làm trợ duyên, nó không phải chủ yếu. Chủ yếu là gì? Chủ yếu ở chỗ ta buông bỏ được bao nhiêu, điều này quan trọng. Nếu thật sự tất cả pháp thế xuất thế gian đều buông bỏ hết, nhất tâm cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc. Một ngày niệm một câu, mười câu đều được, đều không ít. Đây quả thật như các bậc tổ sư nói: “một niệm tương ưng một niệm Phật”, một niệm đó của họ tương ưng với Phật A Di Đà. Chúng ta niệm một vạn câu, niệm mười vạn câu chưa chắc tương ưng. Người ta một niệm tương ưng, cho nên hiệu quả rất thù thắng, đạo lý là như thế.
Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm mình liền động, như vậy rất thiệt thòi.
Bởi vậy những giáo huấn trong kinh điển lợi ích hơn bất kỳ điều gì. Chúng ta tu hành, mục đích của Tịnh độ tông, mục đích hiện tại là gì? Tu như thế nào? Là tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu tâm giác, tức trên đề kinh này nói: “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Cảnh duyên bên ngoài, chúng ta nói cảnh chính là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự. Hoàn cảnh vật chất và hoàn cảnh nhân sự, từng giờ từng phút đang nhiễu loạn ý niệm chúng ta, nhiễu loạn tâm thanh tịnh. Nó khiến ta khởi tâm động niệm, bất luận là thiện niệm hay ác niệm ta đã khởi tâm động niệm. Học như thế nào để có thể trong cảnh duyên không khởi tâm không động niệm, đây gọi là công phu. Không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, người này là ai? Người này chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Không chấp trước tâm thanh tịnh hiện tiền, không phân biệt tâm bình đẳng hiện tiền, không khởi tâm không động niệm tâm giác hiện tiền. Chúng ta tu hành có công phu gì ? Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm chúng ta liền chuyển động theo, như vậy là sao? Hoàn toàn không có chút công phu nào, thông thường chúng ta gọi là không giữ được bình tĩnh. Luôn bị cảnh giới bên ngoài xuay chuyển, như vậy đâu được.
Tập 222
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Tất cả chúng sanh, là nói về chúng sanh vãng sanh, điều kiện vãng sanh hoàn toàn ở tín tâm nguyện tâm. Tin thật, muốn đi, điều kiện này sẽ đầy đủ. Nói thì dễ, nhưng người tin thật, muốn đi quả thật không nhiều. Nếu như không tin, ta có thể làm trắc nghiệm. Quý nói niệm Phật đường này của tôi, niệm Phật bảy ngày là vãng sanh. Không cần nói nhiều, bảy ngày vãng sanh, triệu tập mọi người đến niệm Phật, quý vị xem có thể triệu tập được mấy người. Đồng nghĩa là nói với mọi người, đến chổ này của tôi là bảy ngày sau phải chết, như vậy có ai dám đến. Bởi vậy miệng nói vãng sanh thì dễ, nhưng thật sự vãng sanh sẽ khiến mọi người sợ hãi, không dám đi, đây là thật.
Từ đây chúng ta có thể hiểu, người tin thật, muốn cầu vãng sanh quả thật không nhiều. Bởi vậy đệ tử chơn chánh của Phật không nhiều, giả nhiều hơn. Bồ Tát thật cũng ít, Bồ Tát giả rất nhiều, khắp nơi đều có. Trong xã hội hiện tại của chúng ta, chúng ta không thể không biết. Quan trọng là phải hồi quang phản chiếu, nghĩ lại xem mình là thật hay là giả, mình thuộc bên nào, điều này rất quan trọng. Làm sao để nhận ra? Nếu là thật, họ buông bỏ tất cả. Chỉ cần có một vài điều chưa buông bỏ, đó không phải thật, điều này rất dễ nhận ra. Trong cuộc sống hằng ngày, ta xem họ nghĩ gì, họ nói những gì. Nếu còn nghĩ đến những chuyện không liên quan, và nói những điều không liên quan, như vậy là không phải thật. Thật thì sao? Họ chỉ nghĩ đến một điều, là A Di Đà Phật, quý vị hỏi họ còn nghĩ gì khác nữa chăng? Không có, không có ý niệm nào khác ngoài câu A Di Đà Phật. Mọi sự, mọi cảnh, mọi duyên khác đều tùy duyên, không có gì không tốt. Đó là thật, đó không phải giả.
Quan tâm đối với tất cả người sự vật, đó đều là dư thừa, vì sao vậy? Vì mỗi người đều có nghiệp lực của riêng mình, mỗi người đều có nguyện lực của mình, sức mạnh nào lớn? Nếu nghiệp lực mạnh hơn nguyện lực, như vậy nghĩa là quý vị tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Niệm Phật cũng không được, cũng không thể vãng sanh. Nếu nguyện lực, thật sự muốn đi, mạnh hơn nghiệp lực, như vật chắc chắn vãng sanh. Quyền thao túng này đều ở trong tay mình, không phải do người khác, không phải Phật A Di Đà làm chủ. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ta, điều kiện vẫn là bản thân ta đồng ý hay không. Thuyền pháp của Bồ Tát đến, quý vị có muốn lên chăng? Muốn lên nghĩa là được độ, không muốn lên tức là tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Chúng ta không thể không biết điều này. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian đều do mình thao túng, đạo lý này không thể không biết. Phật Bồ Tát không làm chủ được. Thượng đế cũng không làm chủ được. Vua Diêm la cũng không làm chủ được. Ai làm chủ? Chính mình làm chủ, đây mới là thật.
Trong kinh điển Đức Thế Tôn luôn nhắc nhở chúng ta, tổ sư đại đức thường cảnh tỉnh chúng ta, phải tin thật, phải nguyện thiết, vãng sanh được hay không đều dựa vào điều này. Đối với công phu niệm Phật sâu hay cạn, công phu niệm Phật sâu hay cạn không phải niệm Phật nhiều hay ít, không liên quan đến điều này. Nhưng nó có thể làm trợ duyên, nó không phải chủ yếu. Chủ yếu là gì? Chủ yếu ở chỗ ta buông bỏ được bao nhiêu, điều này quan trọng. Nếu thật sự tất cả pháp thế xuất thế gian đều buông bỏ hết, nhất tâm cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc. Một ngày niệm một câu, mười câu đều được, đều không ít. Đây quả thật như các bậc tổ sư nói: “một niệm tương ưng một niệm Phật”, một niệm đó của họ tương ưng với Phật A Di Đà. Chúng ta niệm một vạn câu, niệm mười vạn câu chưa chắc tương ưng. Người ta một niệm tương ưng, cho nên hiệu quả rất thù thắng, đạo lý là như thế.
Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm mình liền động, như vậy rất thiệt thòi.
Bởi vậy những giáo huấn trong kinh điển lợi ích hơn bất kỳ điều gì. Chúng ta tu hành, mục đích của Tịnh độ tông, mục đích hiện tại là gì? Tu như thế nào? Là tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu tâm giác, tức trên đề kinh này nói: “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Cảnh duyên bên ngoài, chúng ta nói cảnh chính là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự. Hoàn cảnh vật chất và hoàn cảnh nhân sự, từng giờ từng phút đang nhiễu loạn ý niệm chúng ta, nhiễu loạn tâm thanh tịnh. Nó khiến ta khởi tâm động niệm, bất luận là thiện niệm hay ác niệm ta đã khởi tâm động niệm. Học như thế nào để có thể trong cảnh duyên không khởi tâm không động niệm, đây gọi là công phu. Không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, người này là ai? Người này chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Không chấp trước tâm thanh tịnh hiện tiền, không phân biệt tâm bình đẳng hiện tiền, không khởi tâm không động niệm tâm giác hiện tiền. Chúng ta tu hành có công phu gì ? Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm chúng ta liền chuyển động theo, như vậy là sao? Hoàn toàn không có chút công phu nào, thông thường chúng ta gọi là không giữ được bình tĩnh. Luôn bị cảnh giới bên ngoài xuay chuyển, như vậy đâu được.
- Category
- Giảng Pháp
Comments