Miệng nói vãng sanh thì dễ. Người tin thật, muốn cầu vãng sanh quả thật không nhiều. khắp nơi đều có

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 222 - 223
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Hồi hướng bằng cách nào? Đọc bài kệ hồi hướng, là coi như đã hồi hướng rồi sao? Có hình thức hồi hướng, không có thực chất hồi hướng. Hiện nay người học Phật đa số đều như vậy, nên không đạt được lợi ích chân thật. Hình thức phải có thực chất, hình thức này mới khởi tác dụng. Thực chất là gì? Là chân tâm. Mỗi ngày tôi hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, chỉ là nói bằng miệng, có muốn đi chăng? Không muốn đi. Nếu nói bây giờ phải đi, không được, tôi không thể chết! Nếu ở Phật đường này treo tấm biển: bảy ngày nhất định vãng sanh, kêu mọi người đến niệm Phật, không có người nào đến. Bảy ngày sau chết, điều này không được, như vậy là không thể, nên họ không phải thật, là giả. Phải hiểu đạo lý này, chúng ta phải cố gắng phản tỉnh, rốt cuộc chúng ta là thật hay là giả? Bây giờ Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, chúng ta có hoan hỷ chăng? Phải chăng là lập tức đi theo ngài, bỏ hết tất cả, đi theo ngay. Như vậy là thật, đó là thực chất hồi hướng. Thế nên ngày nay chúng ta hồi hướng không phải thật, ngày ngày đều nghĩ đến cầu sanh Tịnh độ. Trên thực tế Phật A Di Đà vừa đến đã giật mình sợ hãi, không được, như vậy là phải chết, vẫn là tham sống sợ chết.
Thật tâm theo ngài là tương ưng, vọng tâm ngài cũng biết, chỉ nói mà không thực hành, bây giờ đến tiếp dẫn, khiến quý vị chết khiếp. Quý vị còn lưu luyến thế gian này, nên không đến tiếp dẫn. Hay nói cách khác, khi thật sự muốn đi ngài sẽ đến, không thật sự muốn ngài không đến.

Tất cả chúng sanh, là nói về chúng sanh vãng sanh, điều kiện vãng sanh hoàn toàn ở tín tâm nguyện tâm. Tin thật, muốn đi, điều kiện này sẽ đầy đủ. Nói thì dễ, nhưng người tin thật, muốn đi quả thật không nhiều. Nếu như không tin, ta có thể làm trắc nghiệm. Quý nói niệm Phật đường này của tôi, niệm Phật bảy ngày là vãng sanh. Không cần nói nhiều, bảy ngày vãng sanh, triệu tập mọi người đến niệm Phật, quý vị xem có thể triệu tập được mấy người. Đồng nghĩa là nói với mọi người, đến chổ này của tôi là bảy ngày sau phải chết, như vậy có ai dám đến. Bởi vậy miệng nói vãng sanh thì dễ, nhưng thật sự vãng sanh sẽ khiến mọi người sợ hãi, không dám đi, đây là thật.
Từ đây chúng ta có thể hiểu, người tin thật, muốn cầu vãng sanh quả thật không nhiều. Bởi vậy đệ tử chơn chánh của Phật không nhiều, giả nhiều hơn. Bồ Tát thật cũng ít, Bồ Tát giả rất nhiều, khắp nơi đều có. Trong xã hội hiện tại của chúng ta, chúng ta không thể không biết. Quan trọng là phải hồi quang phản chiếu, nghĩ lại xem mình là thật hay là giả, mình thuộc bên nào, điều này rất quan trọng. Làm sao để nhận ra? Nếu là thật, họ buông bỏ tất cả. Chỉ cần có một vài điều chưa buông bỏ, đó không phải thật, điều này rất dễ nhận ra. Trong cuộc sống hằng ngày, ta xem họ nghĩ gì, họ nói những gì. Nếu còn nghĩ đến những chuyện không liên quan, và nói những điều không liên quan, như vậy là không phải thật. Thật thì sao? Họ chỉ nghĩ đến một điều, là A Di Đà Phật, quý vị hỏi họ còn nghĩ gì khác nữa chăng? Không có, không có ý niệm nào khác ngoài câu A Di Đà Phật. Mọi sự, mọi cảnh, mọi duyên khác đều tùy duyên, không có gì không tốt. Đó là thật, đó không phải giả.
Quan tâm đối với tất cả người sự vật, đó đều là dư thừa, vì sao vậy? Vì mỗi người đều có nghiệp lực của riêng mình, mỗi người đều có nguyện lực của mình, sức mạnh nào lớn? Nếu nghiệp lực mạnh hơn nguyện lực, như vậy nghĩa là quý vị tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Niệm Phật cũng không được, cũng không thể vãng sanh. Nếu nguyện lực, thật sự muốn đi, mạnh hơn nghiệp lực, như vật chắc chắn vãng sanh. Quyền thao túng này đều ở trong tay mình, không phải do người khác, không phải Phật A Di Đà làm chủ. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ta, điều kiện vẫn là bản thân ta đồng ý hay không. Thuyền pháp của Bồ Tát đến, quý vị có muốn lên chăng? Muốn lên nghĩa là được độ, không muốn lên tức là tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Chúng ta không thể không biết điều này. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian đều do mình thao túng, đạo lý này không thể không biết. Phật Bồ Tát không làm chủ được. Thượng đế cũng không làm chủ được. Vua Diêm la cũng không làm chủ được. Ai làm chủ? Chính mình làm chủ, đây mới là thật.
Trong kinh điển Đức Thế Tôn luôn nhắc nhở chúng ta, tổ sư đại đức thường cảnh tỉnh chúng ta, phải tin thật, phải nguyện thiết, vãng sanh được hay không đều dựa vào điều này. Đối với công phu niệm Phật sâu hay cạn, công phu niệm Phật sâu hay cạn không phải niệm Phật nhiều hay ít, không liên quan đến điều này. Nhưng nó có thể làm trợ duyên, nó không phải chủ yếu. Chủ yếu là gì? Chủ yếu ở chỗ ta buông bỏ được bao nhiêu, điều này quan trọng. Nếu thật sự tất cả pháp thế xuất thế gian đều buông bỏ hết, nhất tâm cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc. Một ngày niệm một câu, mười câu đều được, đều không ít.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment