Nhiều người tại gia và xuất gia, mấy người vãng sanh. Lúc mất, đầu óc tỉnh táo. Sự cảnh giác rất lớn

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 122
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Nếu muốn đắc Niệm Phật tam-muội, đầu tiên là phải biết tinh tấn. Chân tinh tấn nhất định phải do Nhẫn Nhục Ba La Mật mà có. Quý vị chẳng thể nhẫn nại chịu đựng thì không được, chẳng thể định! Do vậy, trước đó là trì giới và bố thí, bố thí là buông xuống. Thứ gì vẫn mong tham đắm, vẫn muốn khống chế, vẫn muốn chiếm hữu, người như vậy tu hành trong Phật môn, nói dễ nghe một chút là tu một chút phước báo nhân thiên. Nói như vậy là tán thán kẻ ấy, nói lời giả, chẳng nói thật. Nói lời thật sẽ rất khó nghe, nói lời thật thì là gì? Cổ đại đức có nói một câu rất hay: Trước cửa địa ngục, tăng, đạo đông!, đó là nói lời thật! Vì sao? Vì quý vị không hiểu Phật pháp mà cứ tự cho là đã hiểu, chẳng chân tu mà ngỡ mình là chân tu! Nếu quý vị hộ trì đạo tràng, nhưng tri kiến bất chánh, sẽ chẳng thật sự làm chuyện hoằng dương, hộ trì, mà ngược lại trở thành gây chướng ngại. Chướng ngại người khác tu hành, nhân quả ấy quý vị chẳng có cách nào tránh né, vấn đề bèn nghiêm trọng! Người ta tu hành chẳng thể thành tựu. Đoạn dứt Pháp Thân huệ mạng của người khác, tội còn nặng hơn giết hại thân mạng của người ta! Thân mạng bị mất đi, họ lại đầu thai chuyển thế rất nhanh, lại có được thân mạng mới! Nhưng huệ mạng chẳng vậy, dẫu lại đầu thai chuyển thế trong loài người, có cơ hội gặp gỡ Phật pháp hay không? Kinh giáo có nói: Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, đúng vậy, chẳng giả!

Nhiều năm qua, các đồng học chúng ta thường cùng nhau học tập, cùng nhau niệm Phật, cùng nhau chia sẻ, có mấy người thật sự thành tựu ? Có mấy người thật sự được thọ dụng? Đừng nói ai khác, trước hết hãy quay về xét lại chính mình, chính mình có thật sự thọ dụng hay không? Trong cảnh giới, bất luận là hoàn cảnh vật chất hay trong hoàn cảnh nhân sự, quý vị có thể chẳng bị ngoại cảnh ảnh hưởng, tâm được tự tại hay không? Tự tại gì vậy? Chẳng sanh phiền não, chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đó là đắc tự tại. Nếu thấy chuyện chẳng vừa ý, trong tâm rất khó chịu, còn có oán hận; gặp chuyện vừa lòng, vẫn sanh tâm hoan hỷ, vẫn sanh tham ái, quý vị là phàm phu, phàm phu chính cống, chưa được thọ dụng do tu hành Phật pháp. Hằng ngày chúng ta phải biết phản tỉnh, phải kiểm điểm chuyện này ! Pháp thế gian có thể gạt gẫm người khác, dối gạt chính mình, nhưng học Phật thì chẳng thể! Mục đích học Phật là gì? Thành Phật! Trong pháp môn Tịnh Tông, vãng sanh là thành Phật, phải nhận biết rõ ràng điều này: Người vãng sanh ấy thật sự thành Phật, lại còn quyết định thành tựu trong một đời! Pháp môn này thù thắng khôn sánh, đời này gặp gỡ, chẳng dễ gì có được! Giống như trong bài kệ Khai Kinh đã nói: Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, thế mà chúng ta đã được gặp gỡ ! Gặp gỡ mà ở ngay trước mặt lại bỏ lỡ, tổn thất quá to. Gặp được thì phải nắm lấy, đời này quyết định được sanh về Tịnh Độ, quý vị đã thành tựu, công đức từ vô lượng kiếp tới nay đã viên mãn. Có thể vãng sanh hay không ? Điều ấy tùy thuộc quý vị có còn tham luyến thế giới này hay không ? Quý vị có thật sự buông xuống hay không ?

Do vậy, chúng ta thật sự mong tu tập, những năm qua, chúng tôi cũng rất nghiêm túc suy xét: Vì sao Tam Học Giới, Định, Huệ và giới luật cơ bản là Thập Thiện Nghiệp Đạo chẳng làm được ? Sa Di Luật Nghi của giới xuất gia chẳng làm được? Vấn đề này nghiêm trọng lắm! Nếu chúng ta xem xét tình trạng của khá nhiều người tại gia và xuất gia, sẽ có sự cảnh giác rất lớn, mấy người vãng sanh? Lúc mất, đầu óc tỉnh táo, tướng lành hy hữu, người ta thật sự ra đi, thật sự đến thế giới Cực Lạc. Nếu lúc mất, chẳng sáng suốt, vẫn mê hoặc, điên đảo, nếu ra đi như vậy bèn sẽ có phần trong tam đồ, chúng ta có nên cảnh giác hay chăng ? Đời người rất ngắn ngủi, nhất là từ lứa tuổi trung niên trở đi, ngạn ngữ thường nói: Trên đường hoàng tuyền, chẳng phân biệt già trẻ. Người đến độ tuổi trung niên nhất định phải nâng cao tánh cảnh giác, đang dần dần tiến đến tuổi già, cũng có nghĩa là có thể ra đi bất cứ lúc nào! Thuở Ấn Quang đại sư lão nhân gia tại thế, mỗi ngày đều nhìn một chữ, tức là chữ Chết, lão nhân gia tự viết, dán sau lưng tượng Phật. Mỗi ngày lạy Phật, niệm Phật, đều trông thấy, răn nhắc chính mình: Chẳng còn chấp trước hãy còn nhiều thời gian, chẳng có ý niệm ấy; mỗi ngày đều coi ngày ấy như là ngày cuối cùng trong đời mình! Cảnh giác cao như thế thì mới có thể nghiêm túc đối với Tam Học Giới, Định, Huệ. Chẳng có sự cảnh giác cao như thế, quá nửa sẽ sơ sót, cuộc sống mỗi ngày sẽ tùy thuận tập khí phiền não của chính mình; đó là chẳng dối gạt ai khác, mà là lừa gạt chính mình.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment