Khi biết nhiều việc thì nhiều phiền-não. Sao quý vị có được tâm thanh tịnh chứ .

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Vì sao công phu chúng ta không đắc lực? Làm nhiều năm như vậy, thực sự mà nói ngay cả bên lề còn chưa đụng đến được, điều này không thể trách người khác, trách bản thân thôi, không chân thật, không nghe lời, không thật làm. Quí vị nghĩ xem có đúng hay không? Nếu như cũng thực sự có thể làm được chân thật, nghe lời, thật làm, không phải là người người đều thành tựu rồi sao ?

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rất rõ ràng: Tất cả chúng sanh vốn là Phật. Chúng ta cũng vậy, vì sao hiện nay trở thành phàm phu, trở thành như vậy? Mê rồi, mê mất Tự-tánh rồi, càng mê càng sâu.
Càng mê càng sâu này, có thể cảm nhận rõ rệt từ trên hiện tượng. Ví như lần đầu tiên tôi đến Hong Kong giảng kinh, 50 tuổi, năm đó tôi 50 tuổi, hoàn cảnh người và việc bên Hong Kong không phức tạp như bây giờ, dân số cũng không nhiều như bây giờ, dân số lúc đó là khoảng ba triệu, con người cũng rất thành thật, đầu óc cũng không phức tạp như thế. Vì sao vậy? Bởi lúc đó đã có tivi, tivi trắng đen, chưa có tivi màu, là trắng đen, chưa có điện thoại di động, lúc đó chưa có di động; thấy, nghe, cảm giác, nhận thức của con người không phức tạp như bây giờ. Hiện nay lượng phương tiện không chỉ gấp 10 lần so với 60 năm trước, vì vậy sự mê này là càng mê càng sâu, càng mê càng khó quay đầu, không phải việc tốt. Nếu như chúng ta không học Phật, thì chúng ta chẳng khác gì với những người này. Sau khi học Phật thì biết cảnh giác, không xem tivi, không xem tin tức. Tôi gần như 50 năm không xem tivi, không nghe đài phát thanh, không đọc báo chí, không biết gì cả, cuộc sống mỗi ngày đều tốt đẹp, người khác hỏi tôi, hôm nay thái bình vô sự. Lời nói của người xưa có đạo lý: “Tri sự đa thời phiền-não đa” (Khi biết nhiều việc thì nhiều phiền-não). Những truyền thông này đang chế tạo phiền-não, chúng ta có thể cự tuyệt, không xem không nghe. Nếu như quý vị chạy theo nó, nó đưa tin mỗi ngày thì quý vị nghe mỗi ngày, thật phiền phức, sao quý vị có được tâm thanh tịnh chứ? Tâm thanh tịnh thì sanh trí huệ, tâm nhiễm ô thì sanh phiền-não. Đây là một ví dụ rất rõ ràng.
Trước đây tôi quan sát thế gian này, mười năm, mười năm là một sự thay đổi, hiện nay không phải mười năm, mỗi năm đều có thay đổi, mỗi năm mỗi khác, điều này thật đáng sợ! Thọ mạng của con người rút ngắn rồi, làm người phiền chết được, có thể lãnh hội được không? Mười năm sau so với mười năm trước thì rất rõ rệt, Trung Hoa là một giáp sau so với một giáp trước, vậy thì vô cùng vô cùng rõ rệt. 80 năm trước, chúng tôi mới 8, 9 tuổi; sự chất phác lúc đó giống như trong sách cổ miêu tả, đọc sách cổ, lãnh hội được tình trạng xã hội của người xưa. Người hiện nay không cách nào lãnh hội được, con người sống trong thế gian này thật vất vả, vì sao con người phải sống? Câu trả lời của Joseph Toynbee: Con người sống ở thế gian điều thứ nhất là vì yêu, thứ hai là để hiểu rõ chân tướng của vũ trụ, thứ ba là phát minh sáng tạo. Ông nói không hay như Phật pháp, câu trả lời của Phật là bốn chữ: “Nhân sanh thù nghiệp”. Quý vị đến làm gì? Quý vị phải đến để trả nghiệp báo của quý vị, trong đời quá khứ tu phước thì quý vị đến hưởng phước; trong đời quá khứ tạo tội nghiệp thì quý vị đến chịu tội. Đây là lời Phật nói, Phật nói về nhân quả ba đời. Quý vị tạo tác nghiệp này thì quý vị không thể không đến, không có nghiệp này, thì hai người đối diện cũng không quen biết nhau.

Chỉ thấy lỗi lầm của người khác, không thấy ưu điểm của người khác, thì trên đời không có người tốt, điều này sẽ tạo thành xã hội hỗn loạn, sẽ gây ra tai nạn cực kỳ lớn. Nếu như thay đổi góc độ, chỉ nhìn mặt tốt của người khác, không nhìn lỗi lầm của người khác, đây chính là thái bình thịnh thế, đây chính là đời sống hạnh phúc, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Trong sách Tông Luận, Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay: Thế duyên không tốt xấu, tất cả chúng sanh trong thế gian này, duyên là chỉ người và việc, có thiện ác, có tốt xấu hay không? Không có. Tốt xấu ở đâu? Tốt xấu ở trong tâm của bản thân chúng ta, quý vị dùng tâm gì để nhìn? Chúng ta dùng tâm bất thiện để nhìn, thì thế gian này không có một thiện pháp nào; chúng ta dùng tâm tốt để nhìn, thì người trên thế gian này đều là người tốt. Thật sự đúng như những lời Thế Tôn đã nói trong kinh: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Câu nói này rất hay! Thế giới Tây Phương Cực Lạc thành tựu như thế nào? A Di Đà Phật xem tất cả chúng sanh đều là chư Phật Bồ-tát, Ngài không nhìn thấy tà ác. Vì sao không có tà ác? Bởi tâm của Ngài không có tà ác. Điều này quá quan trọng rồi! Chúng ta nhìn thấy tà ác, là trong tâm có tà có ác, mang theo những cáu bẩn này, như đôi mắt vậy, nhìn thấy sắc tướng bên ngoài, tất cả đều mang theo sự ô nhiễm, không phải bên ngoài thật sự có ô nhiễm, mà mắt chúng ta có ô nhiễm, chính là mắt của chúng ta, tâm của chúng ta ô nhiễm.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment