Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa . Tập 460
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Đã minh bạch những đạo lý này, đã hiểu được chân tướng sự thật, đối với chúng ta có lợi ích rất lớn. Lợi ích gì? Chúng ta sanh khởi tâm cung kính đối với Phật Bồ Tát, biết được điều này không đơn giản. Không thể nói mê tín, không thể khinh mạn, các ngài cao hơn chúng ta quá nhiều, chúng ta không thể sánh được. Chẳng những không sánh được chư Phật bồ tát, mà đến sơ quả Tu đà hoàn, đại thừa sơ tín vị Bồ Tát, chúng ta đều cung kính họ. Huống gì pháp thân đại sĩ, huống gì đẳng giác Bồ Tát!
Nguyên nhân không sanh khởi tâm cung kính, do không thấu hiểu chân tướng sự thật. Khi hiểu rõ rồi thì tâm cung kính khởi lên, tâm tôn trọng khởi lên, lòng khâm phục khởi dậy, lòng biết ơn khởi dậy, chúng ta mới thực sự làm một học sinh giỏi, học tập theo ngài. Chánh kiến của chúng ta cũng được kiến lập, không nhận thức được điều này là tà kiến, chúng ta thấy sai mọi thứ. Điều đầu tiên trong Bát chánh đạo, thấy sai thì sau đó đều sai, có chánh kiến quý vị mới có chánh tư duy. Chánh kiến, đoạn tận kiến hoặc, đoạn tận năm loại kiến hoặc, chánh kiến khởi lên. Đoạn tận năm loại tư hoặc, chánh tư duy mới hiện tiền, không dễ !
Trong việc tu hành, chọn pháp quan trọng hơn tất cả, nhất định phải chọn thích hợp. Phải nhằm vào căn tánh, họ mới có tinh tấn, mới có pháp hỷ, mới có một phương hướng, mục tiêu. Họ có nghị lực kiên định, nhất định phải đi đến, phải đi hết con đường này, phải hoàn thành.
Nếu khi tâm trôi nỗi dao động, ý niệm lúc đó phải dùng ba giác phần: trừ, xả, định để nhiếp. Đây là nhiếp tâm, cũng là vấn đề người tu hành rất dễ phạm, chính là tâm không định được. Đặc biệt là ở Thiền đường, ở niệm Phật đường, đây đều là đạo tràng tu hành quan trọng nhất của nhà Phật. Thử quan sát tường tận, chúng ta thường thấy hai hạng người này. Thứ nhất là niệm Phật ở niệm Phật đường, sau khi niệm một lúc họ ngũ gục, thậm chí là ngồi đó ngáy, có người đứng mà ngủ. Một tình hình khác, là vọng niệm quá nhiều, tâm trôi nỗi, không định. Tôi gặp được, họ nói với tôi, bình thường hình như tôi không có tạp niệm, vì sao đến niệm Phật đường, tạp niệm của tôi rất nhiều? Tôi nói, bình thường quý vị nhiều tạp niệm như vậy, vì quý vị không phát giác. Khi đến niệm Phật đường, là lúc hy vọng quý vị tập trung tâm một chỗ, định tâm lại mới phát hiện tâm mình rất loạn. Tuyệt đối không phải vào niệm Phật đường vọng niệm nhiều hơn, không vào niệm Phật đường thì không có, mà không vào niệm Phật đường không phát giác.
Quý vị nhất định phải biết, sau khi biết rồi quý vị phải dùng phương pháp để khống chế vọng tưởng tạp niệm này, công phu của quý vị mới có thể đắc lực. Nếu quý vị khống chế không được, buông cũng không được, như vậy vĩnh viễn không tiến bộ được, mà rất có thể đi vào đường tà, chính bản thân quý vị cũng không biết. Nhân tố căn bản của những vọng niệm này là tập khí phiền não, trong này quan trọng nhất là không buông bỏ được dục niệm. Thế nên dục vọng tình thức này càng đạm bạc càng tốt, nếu không hạ thủ công phu ở đây, con đường Phật pháp này quý vị không thông được. Dục vọng phải hạ thấp xuống, phải buông bỏ tình chấp, càng đạm bạc càng tốt.
Trạo cử này, đây coi như là trạo cử, nghĩa là trong tâm hoảng loạn bất an, nguyên nhân căn bản chính là đây.
Niệm giác phần thường ở giữa để điều hòa thích hợp, gọi là là niệm, đây chính là niệm giác phần. Bảy giác phần thường gọi này có thể đến nhất phần bồ đề, vì sao gọi nó là giác Phần mà ở trước lại gọi là giác chi? Bảy loại này đích thực là trí tuệ thành tựu. Trí tuệ là giác, nó tương ưng với bồ đề, bồ đề nghĩa là giác. Đối với chúng ta, bất luận tu pháp môn nào cũng giúp ích rất lớn.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Đã minh bạch những đạo lý này, đã hiểu được chân tướng sự thật, đối với chúng ta có lợi ích rất lớn. Lợi ích gì? Chúng ta sanh khởi tâm cung kính đối với Phật Bồ Tát, biết được điều này không đơn giản. Không thể nói mê tín, không thể khinh mạn, các ngài cao hơn chúng ta quá nhiều, chúng ta không thể sánh được. Chẳng những không sánh được chư Phật bồ tát, mà đến sơ quả Tu đà hoàn, đại thừa sơ tín vị Bồ Tát, chúng ta đều cung kính họ. Huống gì pháp thân đại sĩ, huống gì đẳng giác Bồ Tát!
Nguyên nhân không sanh khởi tâm cung kính, do không thấu hiểu chân tướng sự thật. Khi hiểu rõ rồi thì tâm cung kính khởi lên, tâm tôn trọng khởi lên, lòng khâm phục khởi dậy, lòng biết ơn khởi dậy, chúng ta mới thực sự làm một học sinh giỏi, học tập theo ngài. Chánh kiến của chúng ta cũng được kiến lập, không nhận thức được điều này là tà kiến, chúng ta thấy sai mọi thứ. Điều đầu tiên trong Bát chánh đạo, thấy sai thì sau đó đều sai, có chánh kiến quý vị mới có chánh tư duy. Chánh kiến, đoạn tận kiến hoặc, đoạn tận năm loại kiến hoặc, chánh kiến khởi lên. Đoạn tận năm loại tư hoặc, chánh tư duy mới hiện tiền, không dễ !
Trong việc tu hành, chọn pháp quan trọng hơn tất cả, nhất định phải chọn thích hợp. Phải nhằm vào căn tánh, họ mới có tinh tấn, mới có pháp hỷ, mới có một phương hướng, mục tiêu. Họ có nghị lực kiên định, nhất định phải đi đến, phải đi hết con đường này, phải hoàn thành.
Nếu khi tâm trôi nỗi dao động, ý niệm lúc đó phải dùng ba giác phần: trừ, xả, định để nhiếp. Đây là nhiếp tâm, cũng là vấn đề người tu hành rất dễ phạm, chính là tâm không định được. Đặc biệt là ở Thiền đường, ở niệm Phật đường, đây đều là đạo tràng tu hành quan trọng nhất của nhà Phật. Thử quan sát tường tận, chúng ta thường thấy hai hạng người này. Thứ nhất là niệm Phật ở niệm Phật đường, sau khi niệm một lúc họ ngũ gục, thậm chí là ngồi đó ngáy, có người đứng mà ngủ. Một tình hình khác, là vọng niệm quá nhiều, tâm trôi nỗi, không định. Tôi gặp được, họ nói với tôi, bình thường hình như tôi không có tạp niệm, vì sao đến niệm Phật đường, tạp niệm của tôi rất nhiều? Tôi nói, bình thường quý vị nhiều tạp niệm như vậy, vì quý vị không phát giác. Khi đến niệm Phật đường, là lúc hy vọng quý vị tập trung tâm một chỗ, định tâm lại mới phát hiện tâm mình rất loạn. Tuyệt đối không phải vào niệm Phật đường vọng niệm nhiều hơn, không vào niệm Phật đường thì không có, mà không vào niệm Phật đường không phát giác.
Quý vị nhất định phải biết, sau khi biết rồi quý vị phải dùng phương pháp để khống chế vọng tưởng tạp niệm này, công phu của quý vị mới có thể đắc lực. Nếu quý vị khống chế không được, buông cũng không được, như vậy vĩnh viễn không tiến bộ được, mà rất có thể đi vào đường tà, chính bản thân quý vị cũng không biết. Nhân tố căn bản của những vọng niệm này là tập khí phiền não, trong này quan trọng nhất là không buông bỏ được dục niệm. Thế nên dục vọng tình thức này càng đạm bạc càng tốt, nếu không hạ thủ công phu ở đây, con đường Phật pháp này quý vị không thông được. Dục vọng phải hạ thấp xuống, phải buông bỏ tình chấp, càng đạm bạc càng tốt.
Trạo cử này, đây coi như là trạo cử, nghĩa là trong tâm hoảng loạn bất an, nguyên nhân căn bản chính là đây.
Niệm giác phần thường ở giữa để điều hòa thích hợp, gọi là là niệm, đây chính là niệm giác phần. Bảy giác phần thường gọi này có thể đến nhất phần bồ đề, vì sao gọi nó là giác Phần mà ở trước lại gọi là giác chi? Bảy loại này đích thực là trí tuệ thành tựu. Trí tuệ là giác, nó tương ưng với bồ đề, bồ đề nghĩa là giác. Đối với chúng ta, bất luận tu pháp môn nào cũng giúp ích rất lớn.
- Category
- Giảng Pháp
Comments