Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 323 - 358 - 381
. Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chúng ta phải biết niệm, nếu không niệm mấy mươi năm cũng uổng công. Người xưa nói miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét hư cổ họng cũng phí công. Ngày nay chúng ta niệm Phật đều như vậy, vọng niệm quá nhiều, thất tình lục dục không buông được. Đọc kinh nghe kinh thì không hiểu, nên không có hiệu quả. Không có hiệu quả thì sao? Liền nghi hoặc. Rốt cuộc pháp môn này là thật hay giả? Nếu không hoài nghi điều này thì hoài nghi căn tánh của chính mình, chắc pháp môn này không thích hợp với tôi, tôi phải chọn pháp môn khác. Đây là nguyên nhân không thể thành tựu.
Phải niệm Phật như thế nào mới tương ưng? Bồ Tát Đại Thế Chí nói rất rõ ràng minh bạch. Bồ Tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật và thành Phật. Ngài nói cho chúng ta biết phương pháp chỉ có tám chữ. “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Doanh Khả pháp sư đóng cửa phòng ba ngày ba đêm, chính là dùng pháp môn này. Đô nhiếp lục căn là gì? Là buông bỏ vạn duyên, kẻ phàm phu lục căn cứ rong ruổi bên ngoài, mắt duyên sắc, tai duyên âm thanh, nó thích rong ruổi bên ngoài, tâm của họ rất tán loạn. Đô nhiếp lục căn là gì? Là quay trở về tâm. Mắt không duyên sắc, tai không duyên âm thanh, tâm quý vị là định. Không buông bỏ sao được?
Đường Chủ trong niệm Phật đường thường nhắc nhở mọi người: “Buông bỏ thế giới thân tâm, giữ vững chánh niệm”. Đây là câu nói lặp đi lặp lại của Đường Chủ trong niệm Phật đường. Từng giờ từng phút đều cảnh tỉnh mọi người. Tịnh niệm, dùng tâm thanh tịnh niệm Phật. Như thế nào gọi là thanh tịnh? Thứ nhất là không hoài nghi, thứ hai không xen tạp niệm. Người thường chúng ta không làm được, có hoài nghi mà chính mình không biết, không rõ ràng. Nhưng xen lẫn tạp niệm thì quá rõ ràng. Khi niệm Phật có vọng tưởng trong đó, xen lẫn vọng niệm, khi nghe kinh xen tạp vọng tưởng, khi đọc kinh xen tạp vọng tưởng. Điều này khó tránh.
Quý vị xem trong Văn Sao của Ấn Quang đại sư, có một người cư sĩ niệm Phật đến thỉnh giáo ngài. Tu tịnh độ niệm ba năm, một lần niệm một cây hương. Ngươi xưa tính thời gian là dùng hương để tính. Bây giờ khoa học kỷ thuật tiến bộ, đồng hồ rất rẻ, thời xưa đồng hồ rất quý trọng. Đối với thời gian, trong nhà Phật, trong chùa đều dùng hương. Một cây nhang dài khoảng một tiếng rưỡi. Nhang thường là một tiếng, nên gọi là một cây hương. Trong một cây hương niệm danh hiệu Phật, nếu còn có năm sáu vọng tưởng, như vậy đã là không tệ. Ấn Quang đại sư nghe nói như vậy cũng cho là hiếm thấy. Công phu không tệ. Nếu trong một cây hương mà không có vọng tưởng nào. Công phu đó đã thuần thục, chúng ta mới có thể có cảm ứng.
Vì sao lại bị xen tạp vọng tưởng? Bởi không buông bỏ, thật sự buông bỏ sẽ không có vọng tưởng. Nên công phu là ở chỗ buông bỏ hay không! Nhiều năm nay, tôi thường khuyên các bạn đồng học, buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ ngũ dục lục trần, buông bỏ tham sân si mạn. Tôi nói 16 chữ này. Mười sáu chữ này là công phu cơ bản, chứ không phải là rất thâm sâu, nghĩa là quý vị vừa đạt được tiêu chuẩn này. Nếu có thể buông bỏ những thứ này, trong một cây hương, nhiều nhất là 1,2 lần vọng niệm, không nhiều lắm. Công phu niệm thuần thục, sau năm ba năm thì trong một cây hương đó, không còn một tạp niệm nào nữa, sẽ đạt được niệm Phật tam muội. Được niệm Phật tam muội không cần vui mừng. Vì sao vậy? Bởi khi không niệm Phật vẫn còn tạp niệm. Cần phải niệm đến khi không niệm Phật cũng không có vọng niệm, đó gọi là công phu thành phiến. Công phu thành phiến là nhất tâm bất loạn thấp nhất. Sanh vào cõi phàm thánh đồng cư, nhất định vãng sanh.
Công phu thành phiến cũng có sâu cạn không giống nhau. Người công phu thâm sâu, có thể vãng sanh tự tại, muốn đi lúc nào thì đi, muốn lưu lại đây vài ngày cũng không sao. Họ có thể đi bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Nên pháp môn này, Thiện Đạo đại sư nói vạn người tu thì vạn người đi, không có ai không thành tựu. Pháp môn rất thù thắng. Tám vạn bốn ngàn pháp môn đều không thể sánh với nó. Như vậy hiện nay vấn đề do đâu? Vấn đề là chúng ta không chịu buông bỏ. Bồ Tát dạy chúng ta đô nhiếp lục căn, nhưng ta lại không chịu đô nhiếp lục căn. Như vậy thì không chẳng làm gì được. Nên người tu hành chơn chánh, họ buông bỏ hết, không để ý đến bất cứ điều gì, ngay cả ý niệm độ chúng sanh cũng phải buông bỏ. Vì sao vậy? Vì quý vị không độ được!
Quý vị phát tâm độ chúng sanh. Có câu” “lực bất tong tâm”, chính mình chưa độ được mình thì làm sao có thể độ người? Nên phàm phu chúng ta nhất định phải thừa nhận, phàm phu lấy tự độ làm đệ nhất, độ chúng sanh là việc phụ. Đức Phật không độ người không có duyên. Như thế nào gọi là có duyên? Người này tôi biết, họ có thể tin, có thể lý giải, có thể buông bỏ và họ chịu niệm Phật. Người này có thiện căn, độ một người tốt một người. Người có thiện căn phước đức nhân duyên như vậy, không phải nhiều, không phải nhiều đâu.
Tập 323 - 358 - 381
. Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chúng ta phải biết niệm, nếu không niệm mấy mươi năm cũng uổng công. Người xưa nói miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét hư cổ họng cũng phí công. Ngày nay chúng ta niệm Phật đều như vậy, vọng niệm quá nhiều, thất tình lục dục không buông được. Đọc kinh nghe kinh thì không hiểu, nên không có hiệu quả. Không có hiệu quả thì sao? Liền nghi hoặc. Rốt cuộc pháp môn này là thật hay giả? Nếu không hoài nghi điều này thì hoài nghi căn tánh của chính mình, chắc pháp môn này không thích hợp với tôi, tôi phải chọn pháp môn khác. Đây là nguyên nhân không thể thành tựu.
Phải niệm Phật như thế nào mới tương ưng? Bồ Tát Đại Thế Chí nói rất rõ ràng minh bạch. Bồ Tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật và thành Phật. Ngài nói cho chúng ta biết phương pháp chỉ có tám chữ. “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Doanh Khả pháp sư đóng cửa phòng ba ngày ba đêm, chính là dùng pháp môn này. Đô nhiếp lục căn là gì? Là buông bỏ vạn duyên, kẻ phàm phu lục căn cứ rong ruổi bên ngoài, mắt duyên sắc, tai duyên âm thanh, nó thích rong ruổi bên ngoài, tâm của họ rất tán loạn. Đô nhiếp lục căn là gì? Là quay trở về tâm. Mắt không duyên sắc, tai không duyên âm thanh, tâm quý vị là định. Không buông bỏ sao được?
Đường Chủ trong niệm Phật đường thường nhắc nhở mọi người: “Buông bỏ thế giới thân tâm, giữ vững chánh niệm”. Đây là câu nói lặp đi lặp lại của Đường Chủ trong niệm Phật đường. Từng giờ từng phút đều cảnh tỉnh mọi người. Tịnh niệm, dùng tâm thanh tịnh niệm Phật. Như thế nào gọi là thanh tịnh? Thứ nhất là không hoài nghi, thứ hai không xen tạp niệm. Người thường chúng ta không làm được, có hoài nghi mà chính mình không biết, không rõ ràng. Nhưng xen lẫn tạp niệm thì quá rõ ràng. Khi niệm Phật có vọng tưởng trong đó, xen lẫn vọng niệm, khi nghe kinh xen tạp vọng tưởng, khi đọc kinh xen tạp vọng tưởng. Điều này khó tránh.
Quý vị xem trong Văn Sao của Ấn Quang đại sư, có một người cư sĩ niệm Phật đến thỉnh giáo ngài. Tu tịnh độ niệm ba năm, một lần niệm một cây hương. Ngươi xưa tính thời gian là dùng hương để tính. Bây giờ khoa học kỷ thuật tiến bộ, đồng hồ rất rẻ, thời xưa đồng hồ rất quý trọng. Đối với thời gian, trong nhà Phật, trong chùa đều dùng hương. Một cây nhang dài khoảng một tiếng rưỡi. Nhang thường là một tiếng, nên gọi là một cây hương. Trong một cây hương niệm danh hiệu Phật, nếu còn có năm sáu vọng tưởng, như vậy đã là không tệ. Ấn Quang đại sư nghe nói như vậy cũng cho là hiếm thấy. Công phu không tệ. Nếu trong một cây hương mà không có vọng tưởng nào. Công phu đó đã thuần thục, chúng ta mới có thể có cảm ứng.
Vì sao lại bị xen tạp vọng tưởng? Bởi không buông bỏ, thật sự buông bỏ sẽ không có vọng tưởng. Nên công phu là ở chỗ buông bỏ hay không! Nhiều năm nay, tôi thường khuyên các bạn đồng học, buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ ngũ dục lục trần, buông bỏ tham sân si mạn. Tôi nói 16 chữ này. Mười sáu chữ này là công phu cơ bản, chứ không phải là rất thâm sâu, nghĩa là quý vị vừa đạt được tiêu chuẩn này. Nếu có thể buông bỏ những thứ này, trong một cây hương, nhiều nhất là 1,2 lần vọng niệm, không nhiều lắm. Công phu niệm thuần thục, sau năm ba năm thì trong một cây hương đó, không còn một tạp niệm nào nữa, sẽ đạt được niệm Phật tam muội. Được niệm Phật tam muội không cần vui mừng. Vì sao vậy? Bởi khi không niệm Phật vẫn còn tạp niệm. Cần phải niệm đến khi không niệm Phật cũng không có vọng niệm, đó gọi là công phu thành phiến. Công phu thành phiến là nhất tâm bất loạn thấp nhất. Sanh vào cõi phàm thánh đồng cư, nhất định vãng sanh.
Công phu thành phiến cũng có sâu cạn không giống nhau. Người công phu thâm sâu, có thể vãng sanh tự tại, muốn đi lúc nào thì đi, muốn lưu lại đây vài ngày cũng không sao. Họ có thể đi bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Nên pháp môn này, Thiện Đạo đại sư nói vạn người tu thì vạn người đi, không có ai không thành tựu. Pháp môn rất thù thắng. Tám vạn bốn ngàn pháp môn đều không thể sánh với nó. Như vậy hiện nay vấn đề do đâu? Vấn đề là chúng ta không chịu buông bỏ. Bồ Tát dạy chúng ta đô nhiếp lục căn, nhưng ta lại không chịu đô nhiếp lục căn. Như vậy thì không chẳng làm gì được. Nên người tu hành chơn chánh, họ buông bỏ hết, không để ý đến bất cứ điều gì, ngay cả ý niệm độ chúng sanh cũng phải buông bỏ. Vì sao vậy? Vì quý vị không độ được!
Quý vị phát tâm độ chúng sanh. Có câu” “lực bất tong tâm”, chính mình chưa độ được mình thì làm sao có thể độ người? Nên phàm phu chúng ta nhất định phải thừa nhận, phàm phu lấy tự độ làm đệ nhất, độ chúng sanh là việc phụ. Đức Phật không độ người không có duyên. Như thế nào gọi là có duyên? Người này tôi biết, họ có thể tin, có thể lý giải, có thể buông bỏ và họ chịu niệm Phật. Người này có thiện căn, độ một người tốt một người. Người có thiện căn phước đức nhân duyên như vậy, không phải nhiều, không phải nhiều đâu.
- Category
- Giảng Pháp
Comments