Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 567
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
“Đẳng vô gián duyên”, cần nói sơ qua về chữ “đẳng” này một chút. Đẳng là bình đẳng, ví dụ chúng ta niệm Phật, niệm Phật A Di Đà. Niệm trước là A Di Đà Phật, niệm sau cũng là A Di Đà Phật. Nhưng có khi dừng lại, quên mất, quên mấy tiếng. Khi nhớ lại cũng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, vẫn là A Di Đà Phật, đây gọi là đẳng. Nhưng không nhất định là nó có khoảng cách, khi có khoảng cách, nó vẫn là một sự việc, đây gọi là bình đẳng. Chúng ta niệm Phật A Di Đà, ở giữa lại nghĩ việc khác, như vậy là bị gián đoạn, đây không phải là vô gián. Bởi vậy ý niệm của phàm phu chúng ta vô cùng phức tạp, tu pháp môn gì đều không dể thành tựu. Không dể thành tựu, nguyên nhân thật sự là gì ? Chính là đẳng vô gián duyên có vấn đề, chúng ta gọi là tạp niệm quá nhiều, vọng tưởng quá nhiều. Đây chính là đẳng vô gián duyên, duyên này không còn. Tuy có sở duyên duyên, vẫn không thể thành tựu.
Như chúng ta niệm Phật, vì sao học nhiều năm như vậy, vẫn không đạt được niệm Phật tam muội, không phải chính là vọng tưởng tạp niệm quá nhiều ư? Trong lúc niệm Phật xen vọng tưởng vào, như vậy thì “đẳng” không còn nữa. Tuy có vô gián, nhưng không có đẳng, niệm trước và niệm sau không phải cùng một niệm, ở giữa xen tạp niệm vào. Nên chữ này là chữ mấu chốt. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, không có tạp niệm xen vào trong đó, đây gọi là đẳng vô gián duyên.
Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta ba điều rõ ràng, hy vọng chúng ta thật sự có thể niệm niệm đều có đẳng vô gián duyên, dụng ý là như vậy. Phật hiệu sanh ra từ tâm, niệm ra từ miệng, niệm một cách rõ ràng. Tai nghe vào, cũng nghe một cách rõ ràng, câu Phật hiệu này là câu thứ mấy, ghi nhớ rõ ràng. Phương pháp của ngài chỉ nhớ từ 1 đến 10, 1 đến 10, 1 đến 10, nhớ bằng cách đó. Không nên nhớ số lượng, cũng không cần dùng chuổi, dùng chuổi phân tâm, nói cũng rất có lý. Suốt đời ngài đều dùng công phu này, dùng rất hiệu quả. Dạy người khác, người khác học ngài phương pháp này, công phu cũng rất tiến bộ.
Cư sĩ Hồ Tiểu lâm, rất nhiều người biết ông ta, trước đó ông niệm Phật mãi mà không có tiến bộ, tạp niệm quá nhiều. Sau đó xem được đoạn này trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao, ông bắt đầu luyện tập, luyện rất có hiệu quả. Ông tu theo phương pháp này bốn tháng, mới nói điều này với tôi, đích thực có hiệu quả. Ở chỗ chúng tôi cũng có mấy đồng tu, tu theo pháp môn này, quả nhiên có hiệu quả, rất tốt, phải duy trì hiệu quả này.
Phương pháp có hiệu quả nhất, chính là phải buông bỏ vạn duyên. Duyên suy nghĩ của chúng ta quá nhiều, có nhiều điều vướng bận không buông bỏ được, nhất định vẫn khởi tạp niệm, không thể không buông bỏ! Công việc phải làm sao ? Khi làm việc cứ siêng năng làm, buông bỏ việc niệm Phật. Khi niệm Phật nên tinh tấn niệm, như vậy là đúng. Khi làm việc nghĩ đến niệm Phật, khi niệm Phật lại nghĩ đến công việc. Như vậy công việc cũng làm không tốt, niệm Phật cũng niệm không đến đâu, cả hai bên đều không có kết quả, như vậy là sai. Chúng ta không thể không biết điều này.
MUỐN TÂM ĐƯỢC THANH TỊNH - ĐỪNG ĐEM CHUYỆN THIÊN HẠ ĐỂ VÀO TÂM !
Ngài Tịnh Không nói những gì ?
- Quý vị mà còn có cái tâm đố kỵ… Nhất định quý vị mất phần vãng sanh.
- Quý vị mà còn ghét một người nào… Nhất định không được vãng sanh.
- Quý vị mà còn đem cái chuyện của thiên hạ để vào trong tâm mình… Nhất định quý vị không được vãng sanh.
Có phải Ngài nói như vậy không? Ta áp dụng được không? Trên kinh Phật nói sao?
“Gìn giữ cái miệng, đừng nói lỗi người”.
Nếu như người nào ưa nói lỗi người, phải giật mình ngay đi. Nếu không giật mình nhất định không được vãng sanh. Tại vì mình đã phạm phải cái lỗi này rồi.
“Nhược chơn tu đạo nhơn. Bất kiến thế gian quá”.
Mình thấy cái lỗi người ta nhưng mình đừng nói. Đừng để trong tâm thì tự nhiên cái tâm mình thanh tịnh. Thanh tịnh trong tâm đâu có phải là mình cứ công phu này công phu nọ hay nói cho hay ho.
Thực ra là:
- Tập buông đi.
- Tập tha thứ đi.
- Tập lặng lờ đi.
Tất cả những cái ở bên ngoài chỉ là để thử thách cái tâm mình bên trong.
Cái tâm mình mà còn động, nhất định tâm mình không tịnh !
Tâm mình mà còn thấy khó chịu, nhất định cái tâm mình không tịnh !
Cái tâm mình mà muốn, gọi là, theo ngài Tịnh Không nói, muốn chi phối thiên hạ, nhất định không thể nào thanh tịnh !
Ngài đưa ra những câu khẩu hiệu:
“Với sự, không được chi phối. Với người, không được chi phối”.
Nếu mình được cái tâm này, thì rõ ràng cái đạo tràng này nhất định sẽ là đạo tràng thanh tịnh.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
“Đẳng vô gián duyên”, cần nói sơ qua về chữ “đẳng” này một chút. Đẳng là bình đẳng, ví dụ chúng ta niệm Phật, niệm Phật A Di Đà. Niệm trước là A Di Đà Phật, niệm sau cũng là A Di Đà Phật. Nhưng có khi dừng lại, quên mất, quên mấy tiếng. Khi nhớ lại cũng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, vẫn là A Di Đà Phật, đây gọi là đẳng. Nhưng không nhất định là nó có khoảng cách, khi có khoảng cách, nó vẫn là một sự việc, đây gọi là bình đẳng. Chúng ta niệm Phật A Di Đà, ở giữa lại nghĩ việc khác, như vậy là bị gián đoạn, đây không phải là vô gián. Bởi vậy ý niệm của phàm phu chúng ta vô cùng phức tạp, tu pháp môn gì đều không dể thành tựu. Không dể thành tựu, nguyên nhân thật sự là gì ? Chính là đẳng vô gián duyên có vấn đề, chúng ta gọi là tạp niệm quá nhiều, vọng tưởng quá nhiều. Đây chính là đẳng vô gián duyên, duyên này không còn. Tuy có sở duyên duyên, vẫn không thể thành tựu.
Như chúng ta niệm Phật, vì sao học nhiều năm như vậy, vẫn không đạt được niệm Phật tam muội, không phải chính là vọng tưởng tạp niệm quá nhiều ư? Trong lúc niệm Phật xen vọng tưởng vào, như vậy thì “đẳng” không còn nữa. Tuy có vô gián, nhưng không có đẳng, niệm trước và niệm sau không phải cùng một niệm, ở giữa xen tạp niệm vào. Nên chữ này là chữ mấu chốt. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, không có tạp niệm xen vào trong đó, đây gọi là đẳng vô gián duyên.
Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta ba điều rõ ràng, hy vọng chúng ta thật sự có thể niệm niệm đều có đẳng vô gián duyên, dụng ý là như vậy. Phật hiệu sanh ra từ tâm, niệm ra từ miệng, niệm một cách rõ ràng. Tai nghe vào, cũng nghe một cách rõ ràng, câu Phật hiệu này là câu thứ mấy, ghi nhớ rõ ràng. Phương pháp của ngài chỉ nhớ từ 1 đến 10, 1 đến 10, 1 đến 10, nhớ bằng cách đó. Không nên nhớ số lượng, cũng không cần dùng chuổi, dùng chuổi phân tâm, nói cũng rất có lý. Suốt đời ngài đều dùng công phu này, dùng rất hiệu quả. Dạy người khác, người khác học ngài phương pháp này, công phu cũng rất tiến bộ.
Cư sĩ Hồ Tiểu lâm, rất nhiều người biết ông ta, trước đó ông niệm Phật mãi mà không có tiến bộ, tạp niệm quá nhiều. Sau đó xem được đoạn này trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao, ông bắt đầu luyện tập, luyện rất có hiệu quả. Ông tu theo phương pháp này bốn tháng, mới nói điều này với tôi, đích thực có hiệu quả. Ở chỗ chúng tôi cũng có mấy đồng tu, tu theo pháp môn này, quả nhiên có hiệu quả, rất tốt, phải duy trì hiệu quả này.
Phương pháp có hiệu quả nhất, chính là phải buông bỏ vạn duyên. Duyên suy nghĩ của chúng ta quá nhiều, có nhiều điều vướng bận không buông bỏ được, nhất định vẫn khởi tạp niệm, không thể không buông bỏ! Công việc phải làm sao ? Khi làm việc cứ siêng năng làm, buông bỏ việc niệm Phật. Khi niệm Phật nên tinh tấn niệm, như vậy là đúng. Khi làm việc nghĩ đến niệm Phật, khi niệm Phật lại nghĩ đến công việc. Như vậy công việc cũng làm không tốt, niệm Phật cũng niệm không đến đâu, cả hai bên đều không có kết quả, như vậy là sai. Chúng ta không thể không biết điều này.
MUỐN TÂM ĐƯỢC THANH TỊNH - ĐỪNG ĐEM CHUYỆN THIÊN HẠ ĐỂ VÀO TÂM !
Ngài Tịnh Không nói những gì ?
- Quý vị mà còn có cái tâm đố kỵ… Nhất định quý vị mất phần vãng sanh.
- Quý vị mà còn ghét một người nào… Nhất định không được vãng sanh.
- Quý vị mà còn đem cái chuyện của thiên hạ để vào trong tâm mình… Nhất định quý vị không được vãng sanh.
Có phải Ngài nói như vậy không? Ta áp dụng được không? Trên kinh Phật nói sao?
“Gìn giữ cái miệng, đừng nói lỗi người”.
Nếu như người nào ưa nói lỗi người, phải giật mình ngay đi. Nếu không giật mình nhất định không được vãng sanh. Tại vì mình đã phạm phải cái lỗi này rồi.
“Nhược chơn tu đạo nhơn. Bất kiến thế gian quá”.
Mình thấy cái lỗi người ta nhưng mình đừng nói. Đừng để trong tâm thì tự nhiên cái tâm mình thanh tịnh. Thanh tịnh trong tâm đâu có phải là mình cứ công phu này công phu nọ hay nói cho hay ho.
Thực ra là:
- Tập buông đi.
- Tập tha thứ đi.
- Tập lặng lờ đi.
Tất cả những cái ở bên ngoài chỉ là để thử thách cái tâm mình bên trong.
Cái tâm mình mà còn động, nhất định tâm mình không tịnh !
Tâm mình mà còn thấy khó chịu, nhất định cái tâm mình không tịnh !
Cái tâm mình mà muốn, gọi là, theo ngài Tịnh Không nói, muốn chi phối thiên hạ, nhất định không thể nào thanh tịnh !
Ngài đưa ra những câu khẩu hiệu:
“Với sự, không được chi phối. Với người, không được chi phối”.
Nếu mình được cái tâm này, thì rõ ràng cái đạo tràng này nhất định sẽ là đạo tràng thanh tịnh.
- Category
- Giảng Pháp
Comments