Chúng ta niệm Phật vẫn còn phân biệt, vẫn còn chấp trước, đây là giả niệm, không phải thật niệm..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
7 Views
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 5
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Chúng ta biết được những sự việc này liền biết được phải nên tu như thế nào? Phải nên học bằng cách nào? Ngài được thọ dụng, chúng ta cũng được thọ dụng. Ở ngay trong xã hội hiện tiền, lão Hòa thượng Hải Hiền ở trong cái xã hội này, với Ngài không khác gì ở Thế Giới Cực Lạc. Thế Giới Cực Lạc tất cả đều là thiện, tốt đẹp, không để ở trong tâm, còn nơi đây tất cả đều bất thiện, cũng không để ở trong tâm. Ngài ở nơi đây biểu diễn cho chúng ta xem, dùng một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, đem vọng tưởng, tạp niệm, thiện, bất thiện nghiệp thảy đều đổi hết, trong lòng không có thứ gì, sạch sẽ trong sạch, chỉ có một câu A Di Đà Phật, thiện A Di Đà Phật, ác cũng A Di Đà Phật, đến A Di Đà Phật đến nơi đây cũng liền bình đẳng rồi. Đây chính là phương pháp của Ngài tu hành, diệu tuyệt rồi, đây gọi là niệm Phật, Ngài biết niệm Phật.
Chúng ta niệm Phật vẫn còn phân biệt, vẫn còn chấp trước, đây là giả niệm, không phải thật niệm, cái cách niệm này thì có niệm một trăm năm, hai trăm năm, ba trăm năm, cũng không ích gì, vẫn là luân hồi sáu cõi. Niệm Phật không thể xen tạp, lời nói này nhiều năm qua chúng ta đã nói rất nhiều lần, niệm Phật có ba cương yếu: Cái thứ nhất Không thể xen tạp; cái thứ hai Không thể gián đoạn, tốt nhất là ngày đêm đều không gián đoạn; cái sau cùng Không thể hoài nghi, nó là thật, một chút cũng không giả. Chân thật giữ lấy Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn thì không có ai không thành tựu, hơn nữa thành công rất nhanh.

Cho nên lần này chúng ta đến đây thật tốt, chúng ta xem đĩa về lão Hòa thượng Hải Hiền. Cùng tư liệu này đều in ra, đều tặng cho mọi người. Lão Hòa thượng Hải Hiền, Ngài là cảnh giới gì vậy? Ngài được Tam muội rồi, Ngài khai ngộ rồi, có phải là minh tâm kiến tánh? Rất là có thể, Ngài cái gì cũng đều biết, nhưng Ngài không nói, tại vì sao không nói? Nói ra không có người hiểu. Người thượng thượng căn có thể nói với họ, người trung hạ căn không thể nói. Bạn xem Ngài không biết chữ, không có đi học, ngay đến thời khóa tụng sớm tối Ngài đều không có làm qua. Thời khóa sớm, người khác đọc kinh niệm chú, Ngài niệm A Di Đà Phật, một câu A Di Đà Phật. Ngài khai ngộ, vì sao vậy? Người xưa có một câu nói: Biết ít việc phiền não ít, biết nhiều người thì phải quấy nhiều, Ngài không biết chữ, không có đi học, trong kinh nói gì Ngài cũng không biết. Ngài không có loại phân biệt chấp trước, một câu Phật hiệu tâm của Ngài là định rồi. Ngày trong hai đến sáu giờ, không luận Ngài làm cái gì, ở mọi lúc vào mọi nơi, Ngài làm ra toàn là đang tu đại định, tu tự tánh vốn định.
Đại sư Huệ Năng nói rất hay: Nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh. Tự tánh là Tâm thanh tịnh, tự tánh là bổn thể, tự tánh cũng gọi là Pháp Tánh, cũng gọi chân như. Mỗi ngày Ngài dùng cái này, Ngài là khởi Giác dụng, còn chúng ta là khởi Mê dụng. Vì sao vậy? Chúng ta vọng niệm quá nhiều, tạp niệm quá nhiều, đây là gì vậy? Tâm không thanh tịnh, không bình đẳng, lúc nào chúng ta có thể đem tâm làm bình rồi? Hai vị huynh đệ này đều không biết chữ, cho nên tâm địa thanh tịnh, không có tạp niệm, không có vọng tưởng. Lão Hòa thượng dạy Ngài mấy câu, đó chính là tổng cương yếu giáo học của Như Lai. Ngài liền nhớ lấy cái câu này, Ngài liền có thể thành công. Câu này là gì? Nam mô A Di Đà Phật! Có vị cư sĩ thỉnh giáo Ngài về đạo khỏe mạnh trường thọ, Ngài nói hai câu, đó là: Trì giới, niệm Phật. Đây chính là tổng cương lĩnh của chư Phật Như Lai tự hành hóa tha.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment