Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 256
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chư Phật Như Lai nói với chúng ta pháp khó tin. Chúng ta nghe rồi, có thể lãnh hội được phần ít ý nghĩa. Thật là khó tin! Vì sao nhiều người muốn học Phật lại không thành tựu. Nguyên nhân là ở đâu? Nguyên nhân vẫn là khó tin. Ngày ngày đọc Kinh Vô Lượng Thọ, ngày ngày nghe Kinh Vô Lượng Thọ, nghe mấy mươi năm rồi quí vị còn chưa muốn đi. Khó tin! Quí vị vẫn chưa nghe hiểu được. Thực sự nghe rõ ràng rồi, họ sẽ thật làm. Không có thật làm là vẫn chưa hiểu rõ. Không biết pháp môn này là thù thắng như vậy, dễ dàng vãng sanh như vậy, đi là sẽ thành tựu. Những người không thể đi thông thường nói là quí vị nghiệp chướng nặng quá, nói không sai. Đâu biết rằng một câu danh hiệu kia là tiêu nghiệp chướng, trong kinh nói rất rõ ràng, chí tâm niệm một câu A Di Đà Phật, trước đó có chí tâm, nghĩa là tâm chân thành cung kính, chân thành đến cực điểm, cung kính đến cực điểm, dùng tâm này niệm một tiếng A Di Đà Phật, tiêu trọng tội 80 kiếp sanh tử. Quí vị niệm một ngày không quí hóa lắm sao? Đả Phật thất niệm Phật bảy ngày, tội nghiệp như thế nào cũng tiêu trừ được hết. Quí vị nói tôi dự Phật thất cũng tham gia hơn cả 100 lần rồi, vì sao nghiệp chướng chưa trừ hết? Vì quí vị không biết niệm, không biết niệm này chính là cổ đức nói, quí vị dùng sai tâm, câu này nói rất hay. Quí vị dùng sai tâm rồi. Quí vị không phải dùng chân tâm, mà quí vị dùng vọng tâm. Vọng tâm niệm cũng có công đức, không phải không có. Công đức rất nhỏ, không mạnh, cho nên quí vị niệm nhiều năm, công phu cũng không đắc lực. Sự việc này, bản thân bình tĩnh suy nghĩ liền rõ ràng được.
Trong cuộc sống hằng ngày bày ra trước mắt chúng ta, quí vị cho rằng sự việc nào đối với quí vị là quan trọng nhất, quí vị liền rõ ràng được. Hiện nay người thế gian bình thường coi thứ gì là quan trọng nhất? Tiền tài là quan trọng nhất, hưởng thụ ngũ dục lục trần là quan trọng nhất. Còn có người cho rằng thân thể mình là quan trọng nhất, mạnh khỏe trường thọ là quan trọng nhất. Rất ít người xếp niệm Phật vào hàng quan trọng nhất. Nếu như coi việc niệm Phật là điều quan trọng nhất, thì quí vị thành tựu rồi. Quí vị đi hỏi thử xem, có được mấy người coi việc niệm Phật là điều quan trọng nhất. Họ buông bỏ vạn duyên, một lòng một dạ để niệm Phật. Chúng ta tỉ mỉ tư duy quan sát thì sẽ hiểu rõ hết thôi. Đương nhiên trong đây còn có khó khăn, bởi vì đối với việc niệm Phật họ chưa hiểu biết, không biết được nó là bảo. Chỉ cho rằng niệm Phật và chúng ta liên quan là gì? Liên quan đến đời sau kiếp sau. Không phải là liên quan hiện tiền. Thực sự không ngờ rằng, niệm Phật và cuộc sống hiện tại của chúng ta có liên quan hay không? Có thể giúp ta giải quyết những sự việc hiện tiền hay không? Quí vị thực sự niệm Phật là thực sự giúp quí vị giải quyết. Vì sao vậy? Chí thành cảm thông. Chí thành thì có thể cảm ứng với Phật A Di Đà. Vậy là thông rồi. Phật A Di Đà thực sự có thể gia trì quí vị. Gia trì quí vị những gì? “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Sự việc này quí vị phải biết rằng, nếu như sở cầu của quí vị không như lý, không như pháp, quí vị không có cảm ứng. Sở cầu của quí vị như lý như pháp thì ta sẽ đạt được. Cảm ứng không thể nghĩ bàn.
Tập 256
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chư Phật Như Lai nói với chúng ta pháp khó tin. Chúng ta nghe rồi, có thể lãnh hội được phần ít ý nghĩa. Thật là khó tin! Vì sao nhiều người muốn học Phật lại không thành tựu. Nguyên nhân là ở đâu? Nguyên nhân vẫn là khó tin. Ngày ngày đọc Kinh Vô Lượng Thọ, ngày ngày nghe Kinh Vô Lượng Thọ, nghe mấy mươi năm rồi quí vị còn chưa muốn đi. Khó tin! Quí vị vẫn chưa nghe hiểu được. Thực sự nghe rõ ràng rồi, họ sẽ thật làm. Không có thật làm là vẫn chưa hiểu rõ. Không biết pháp môn này là thù thắng như vậy, dễ dàng vãng sanh như vậy, đi là sẽ thành tựu. Những người không thể đi thông thường nói là quí vị nghiệp chướng nặng quá, nói không sai. Đâu biết rằng một câu danh hiệu kia là tiêu nghiệp chướng, trong kinh nói rất rõ ràng, chí tâm niệm một câu A Di Đà Phật, trước đó có chí tâm, nghĩa là tâm chân thành cung kính, chân thành đến cực điểm, cung kính đến cực điểm, dùng tâm này niệm một tiếng A Di Đà Phật, tiêu trọng tội 80 kiếp sanh tử. Quí vị niệm một ngày không quí hóa lắm sao? Đả Phật thất niệm Phật bảy ngày, tội nghiệp như thế nào cũng tiêu trừ được hết. Quí vị nói tôi dự Phật thất cũng tham gia hơn cả 100 lần rồi, vì sao nghiệp chướng chưa trừ hết? Vì quí vị không biết niệm, không biết niệm này chính là cổ đức nói, quí vị dùng sai tâm, câu này nói rất hay. Quí vị dùng sai tâm rồi. Quí vị không phải dùng chân tâm, mà quí vị dùng vọng tâm. Vọng tâm niệm cũng có công đức, không phải không có. Công đức rất nhỏ, không mạnh, cho nên quí vị niệm nhiều năm, công phu cũng không đắc lực. Sự việc này, bản thân bình tĩnh suy nghĩ liền rõ ràng được.
Trong cuộc sống hằng ngày bày ra trước mắt chúng ta, quí vị cho rằng sự việc nào đối với quí vị là quan trọng nhất, quí vị liền rõ ràng được. Hiện nay người thế gian bình thường coi thứ gì là quan trọng nhất? Tiền tài là quan trọng nhất, hưởng thụ ngũ dục lục trần là quan trọng nhất. Còn có người cho rằng thân thể mình là quan trọng nhất, mạnh khỏe trường thọ là quan trọng nhất. Rất ít người xếp niệm Phật vào hàng quan trọng nhất. Nếu như coi việc niệm Phật là điều quan trọng nhất, thì quí vị thành tựu rồi. Quí vị đi hỏi thử xem, có được mấy người coi việc niệm Phật là điều quan trọng nhất. Họ buông bỏ vạn duyên, một lòng một dạ để niệm Phật. Chúng ta tỉ mỉ tư duy quan sát thì sẽ hiểu rõ hết thôi. Đương nhiên trong đây còn có khó khăn, bởi vì đối với việc niệm Phật họ chưa hiểu biết, không biết được nó là bảo. Chỉ cho rằng niệm Phật và chúng ta liên quan là gì? Liên quan đến đời sau kiếp sau. Không phải là liên quan hiện tiền. Thực sự không ngờ rằng, niệm Phật và cuộc sống hiện tại của chúng ta có liên quan hay không? Có thể giúp ta giải quyết những sự việc hiện tiền hay không? Quí vị thực sự niệm Phật là thực sự giúp quí vị giải quyết. Vì sao vậy? Chí thành cảm thông. Chí thành thì có thể cảm ứng với Phật A Di Đà. Vậy là thông rồi. Phật A Di Đà thực sự có thể gia trì quí vị. Gia trì quí vị những gì? “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Sự việc này quí vị phải biết rằng, nếu như sở cầu của quí vị không như lý, không như pháp, quí vị không có cảm ứng. Sở cầu của quí vị như lý như pháp thì ta sẽ đạt được. Cảm ứng không thể nghĩ bàn.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments