TĐ:3492- “Phát tâm Bồ-đề” là điều kiện quan trọng nhất để được vãng sanh

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
TĐ:3492- “Phát tâm Bồ-đề” là điều kiện quan trọng nhất để được vãng sanh
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 379
*Thời gian từ: 00h09:07:13 – 00h18:46:06
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Làm người cực ác muốn vãng sanh thì cần điều kiện gì? Sám hối nghiệp chướng, phát bồ đề tâm, một lòng chuyên niệm. Cái gì gọi là bồ đề tâm? Trong cuốn Yếu Giải Ngẫu Ích đại sư đã dạy rất rõ: một lòng một dạ cầu sanh tịnh độ, thân cận Di Đà. Đây chính là tâm vô thượng bồ đề. Dạy hay quá! Ấn Quang lão pháp sư đối với Yếu Giải vô cùng tán thán, đúng là tán thán đến đỉnh điểm. Ngài nói: dù cho cổ Phật có đến soạn một bộ chú giải cho kinh A Di Đà, cũng không thể so sánh được. Đây là ngài tán thán Ngẫu Ích đại sư, chư Phật đến chú giải Kinh A Di Đà cũng không sao bằng được. Có người hoài nghi, không phải là người thường mà là lão pháp sư.
Tôi ở Singapore, Diễn Bối pháp sư có một lần mời tôi ăn cơm, đã nói về vấn đề này. Ngài nói: Ấn Quang đại sư tán thán như thế có hơi quá chăng? Tôi nói với Diễn Bối pháp sư: Ấn Quang đại sư tán thán không hề quá, tán thán đúng nơi đúng chỗ. Đây là thật không phải giả. Lão hòa thượng một đời giảng kinh dạy học, tại sao còn có nghi vấn này? Điều này chúng ta cần phải biết, quí vị quan sát tỉ mỉ xem, người này có phát bồ đề tâm hay không? Đây là cái tiêu chuẩn. Thể của bồ đề tâm là gì? Chân thành vậy. Trong tâm có nghi, thì chân thành không có nữa. Chư vị cổ đức này, gốc của họ chúng ta không biết, chúng ta chỉ nhìn thấy dấu vết, chúng ta dùng tâm chân thành để nhìn những sự việc này thì pháp sư Diễn Bối là Bồ Tát, ngài thị hiện như thế nhằm đánh thức chúng ta. Nếu không thì làm sao chúng ta biết được? Ngài là Bồ Tát thật hay Bồ tát giả quí vị không cần phải để ý, không có thật giả. Vì sao vậy? Tướng tùy tâm chuyển mà. Nếu tôi dùng chân tâm thì ngài chính là Bồ tát, nếu tôi dùng vọng tâm thì ngài không phải là Bồ tát. Như vậy lấy đâu ra thật giả? Điều ở nơi một niệm của quí vị. Người niệm Phật, niệm niệm điều là A Di Đà Phật, sẽ thấy tất cả chúng sanh đều là đức Phật A Di Đà, thật vậy, chắc chắn không phải là giả. Chẳng những tất cả con người là thật, mà cả hoa cỏ cây cối ở thế giới tây phương cực lạc đều là thật, nước, chim muôn đều là thật. Tất cả đều là do đức Phật A Di Đà biến hóa ra. Trên thế giới chúng ta ngày nay cây cỏ hoa lá, chim muôn có phải là do Đức Phật A Di Đà biến hóa ra chăng? Còn phải xem tâm của quí vị, tâm quí vị cho là đúng thì nó là đúng, nó không phải giả, quí vị sẽ thật sự nghe được tiếng chim tiếng gió đang ở đó nói pháp, quí vị thật sự nghe được. Sau đó quí vị mới ngộ ra rằng thế giới cực lạc ở khắp mọi nơi. Hiểu rõ được đạo lý này là chân thật, chắc chắn không phải giả. Điều mà các nhà khoa học ngày nay có thể ấn chứng được chỉ là bề ngoài, như vậy đã giỏi lắm rồi. Chúng ta sống ở đâu? Cho dù là sống ở nơi nào đều không rời khỏi thế giới cực lạc, không rời khỏi Đức Phật A Di Đà. Then chốt là chúng ta có thật sự tin tưởng, chân thật phát nguyện, chân tâm tức là bồ đề tâm. Chân thành là thể, là lí thể của tâm bồ đề. Thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác là tự thọ dụng của tâm bồ đề. Qúi vị tự hưởng thụ cái này chính là cực lạc, tâm thanh tịnh là cực lạc, tâm bình đẳng là cực lạc, giác mà không mê là cực lạc, là trong tâm của quí vị tự nó vốn đã có vậy. Không phải từ bên ngoài đến, bên ngoài tìm không có. Bây giờ thanh tịnh bình đẳng giác của chúng ta đi đâu rồi? Mê rồi! Mê rồi! Các vị nên ghi nhớ: không phải là mất mà chỉ là mê thôi. Chỉ cần khi quí vị giác ngộ thì sẽ phát hiện ra, nó vẫn còn đó, quí vị sẽ cảm nhận được. Cái thất này của chúng ta gọi là mê thất chứ không phải thật sự mất đi. Lúc giác ngộ thì nó sẽ hiện ra, sau khi hiện ra nó liền khởi tác dụng đó là nhìn thấu và buông bỏ. Nhìn thấu là hiểu rõ tất cả các pháp trong vũ trụ, thể tánh, hiện tượng, lí sự, nhân quả quí vị đều thông đạt hiểu rõ, đó gọi là Phật tri Phật kiến, à Phật tri Phật kiến mà trong kinh Pháp Hoa nói vậy. Học Phật, đức Phật có dạy chúng ta cái gì không? Đức Phật không dạy gì hết, đức Phật không có cái gì để dạy. Đức Phật chỉ là đem những thứ mà ngài giác ngộ được, nói ra để cùng chúng ta chia sẽ, nói cho chúng ta biết quí vị cũng có, họ cũng có, tất cả mọi người đều có.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment