Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 489 - 490
Chủ giảng: Pháp Sư
Tịnh Không
Nhất hướng chuyên niệm, điều này vô cùng quan trọng, đây thuộc về hành môn. Phát tâm bồ đề là nguyện, có nguyện có hành, dùng hành để thực tiễn lời nguyện, thực tiễn nguyện vọng của chúng ta. Đây là nhất hướng chuyên niệm, nên nhất định phải học. Trong một ngày, ngủ không tính, một ngày từ khi thức dậy cho đến lúc đi ngủ, niệm Phật nhiều hơn tạp niệm, điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì? Nếu trường hợp của chúng ta, có thể niệm Phật được 8 phần mười, tạp niệm chỉ hai phần, như vậy nhất định được vãng sanh. Không những chắc chắn được vãng sanh, mà muốn khi nào đi thì lúc đó có thể đi, muốn sống thêm vài năm cũng không sao, công phu niệm Phật của quý vị đã thành tựu. Nếu tạp niệm và niệm Phật bằng nhau, 50% so với 50%, nửa này nửa kia, chưa chắc được vãng sanh, còn phải dựa vào nhân duyên khi lâm chung. Nếu công phu của chúng ta là 6 so với 4, mỗi ngày tôi niệm Phật là 60%, tạp niệm 40%, có thể vãng sanh. Cao hơn nữa, niệm Phật 80%, vọng niệm 20%, sẽ tự tại vãng sanh. Nên làm điều này, vì nó là thật, những việc thế gian khác đều là giả. Có thể xả thì nên xả, đáng xả thì phải xả, không còn làm những việc hồ đồ nữa, nhất tâm nhất ý chỉ cầu vãng sanh. Ngoài vãng sanh ra, không có ý niệm nào nữa cả, đây chính là thân nhân thành tựu bồ đề. Thân nhân chính là chủng tử, chủng tử thành tựu quả bồ đề, gọi là thiện căn.
Lại trong Kinh Đại Bi nói: Nhất tâm xưng niệm danh hiệu Phật, là lấy thiện căn đi vào thế giới niết bàn, không thể cùng tận. Đây là nói đến người niệm Phật, thiện căn của Tịnh độ tông là gì? Chính là niệm Phật. Các bậc cổ đức có một ví dụ, công phu niệm Phật phải đến trình độ nào? Trong ví dụ nói: “Sanh xứ chuyển thành thục, thục xứ chuyển thành sanh, như vậy là thành tựu”.
Hiện nay thục của chúng ta là gì? Là tạp niệm, từ sáng đến tối tạp niệm khởi lên không hề hay biết, vì đã thuần thục. Phật hiệu, Phật hiệu mới mẻ, thường hay quên mất, không nhớ được. Phật hiệu mới mẻ, vọng niệm thuần thục. Bây giờ thay đổi nó một chút, làm sao để niệm Phật được thuần thục, và tập khí của mình thành mới mẻ. Thay đổi được như vậy, công phu liền thành tựu, cách nói này rất hay. Thuần thục chuyển thành mới mẻ, mới mẻ chuyển thành thuần thục, đem nó thay đổi thành như vậy.
Thay đổi này, đầu tiên phải buông bỏ dục vọng, không có tham muốn đối với thế gian này, mới có thể chuyển được. Nếu có tham vọng đối với thế gian này, có tham luyến dục vọng, như vậy thì vô cùng khó khăn. Còn phải trả thù oán hận, ghi hận trong lòng, điều này rất khó chuyển. Phải vứt bỏ hết tất cả những ân oán thế gian này, buông bỏ tất cả. Dùng một tâm cảm ân đối với những thân oán này, dùng tâm cảm ân thanh tịnh bình đẳng để đối đãi.
Ở thế giới Ta Bà, chúng ta đã vướng víu không biết bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp, bây giờ tôi giác ngộ, không làm nữa. Cám ơn mọi người, tôi đi đây. Phải có thái độ này, phải có tâm tình này, thật sự buông bỏ. Niệm Phật bằng tâm tình đó, có thể chuyển Phật từ mới mẻ thành thuần thục. Vì vậy phải luôn nghĩ cách, nghe kinh giáo, rất hay, vì sao? Giúp chúng ta giác ngộ. Nghe kinh chính là tu hành, nghe kinh cũng chính là niệm Phật.
Bồ Tát Đại Thế Chí dạy rằng: “Nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật”. Nhớ Phật niệm Phật là nhân, nhất định thấy Phật là quả. Nhớ Phật, đọc kinh là nhớ Phật, chúng ta thường nghĩ đến sự trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, thường nghĩ đến ân đức của Phật A Di Đà, đây là nhớ Phật.
Niệm Phật chính là xưng câu Phật hiệu này: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, cứ niệm như vậy, đừng để gian đoạn, vì sao? Gián đoạn, tạp niệm sẽ khởi lên. Dùng phương pháp này để buông xả tạp niệm, vì tạp niệm quá thuần thục, không niệm Phật nó sẽ lập tức khởi lên. Nên dùng phương pháp niệm Phật, niệm sạch tạp niệm. Không niệm nó lại đến, như vậy cần phải niệm thường xuyên, niệm đến thuần thục, thuần thục là sao? Không có tạp niệm gọi là thuần thục, không có tạp niệm chỉ có niệm Phật.
Tập 489 - 490
Chủ giảng: Pháp Sư
Tịnh Không
Nhất hướng chuyên niệm, điều này vô cùng quan trọng, đây thuộc về hành môn. Phát tâm bồ đề là nguyện, có nguyện có hành, dùng hành để thực tiễn lời nguyện, thực tiễn nguyện vọng của chúng ta. Đây là nhất hướng chuyên niệm, nên nhất định phải học. Trong một ngày, ngủ không tính, một ngày từ khi thức dậy cho đến lúc đi ngủ, niệm Phật nhiều hơn tạp niệm, điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì? Nếu trường hợp của chúng ta, có thể niệm Phật được 8 phần mười, tạp niệm chỉ hai phần, như vậy nhất định được vãng sanh. Không những chắc chắn được vãng sanh, mà muốn khi nào đi thì lúc đó có thể đi, muốn sống thêm vài năm cũng không sao, công phu niệm Phật của quý vị đã thành tựu. Nếu tạp niệm và niệm Phật bằng nhau, 50% so với 50%, nửa này nửa kia, chưa chắc được vãng sanh, còn phải dựa vào nhân duyên khi lâm chung. Nếu công phu của chúng ta là 6 so với 4, mỗi ngày tôi niệm Phật là 60%, tạp niệm 40%, có thể vãng sanh. Cao hơn nữa, niệm Phật 80%, vọng niệm 20%, sẽ tự tại vãng sanh. Nên làm điều này, vì nó là thật, những việc thế gian khác đều là giả. Có thể xả thì nên xả, đáng xả thì phải xả, không còn làm những việc hồ đồ nữa, nhất tâm nhất ý chỉ cầu vãng sanh. Ngoài vãng sanh ra, không có ý niệm nào nữa cả, đây chính là thân nhân thành tựu bồ đề. Thân nhân chính là chủng tử, chủng tử thành tựu quả bồ đề, gọi là thiện căn.
Lại trong Kinh Đại Bi nói: Nhất tâm xưng niệm danh hiệu Phật, là lấy thiện căn đi vào thế giới niết bàn, không thể cùng tận. Đây là nói đến người niệm Phật, thiện căn của Tịnh độ tông là gì? Chính là niệm Phật. Các bậc cổ đức có một ví dụ, công phu niệm Phật phải đến trình độ nào? Trong ví dụ nói: “Sanh xứ chuyển thành thục, thục xứ chuyển thành sanh, như vậy là thành tựu”.
Hiện nay thục của chúng ta là gì? Là tạp niệm, từ sáng đến tối tạp niệm khởi lên không hề hay biết, vì đã thuần thục. Phật hiệu, Phật hiệu mới mẻ, thường hay quên mất, không nhớ được. Phật hiệu mới mẻ, vọng niệm thuần thục. Bây giờ thay đổi nó một chút, làm sao để niệm Phật được thuần thục, và tập khí của mình thành mới mẻ. Thay đổi được như vậy, công phu liền thành tựu, cách nói này rất hay. Thuần thục chuyển thành mới mẻ, mới mẻ chuyển thành thuần thục, đem nó thay đổi thành như vậy.
Thay đổi này, đầu tiên phải buông bỏ dục vọng, không có tham muốn đối với thế gian này, mới có thể chuyển được. Nếu có tham vọng đối với thế gian này, có tham luyến dục vọng, như vậy thì vô cùng khó khăn. Còn phải trả thù oán hận, ghi hận trong lòng, điều này rất khó chuyển. Phải vứt bỏ hết tất cả những ân oán thế gian này, buông bỏ tất cả. Dùng một tâm cảm ân đối với những thân oán này, dùng tâm cảm ân thanh tịnh bình đẳng để đối đãi.
Ở thế giới Ta Bà, chúng ta đã vướng víu không biết bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp, bây giờ tôi giác ngộ, không làm nữa. Cám ơn mọi người, tôi đi đây. Phải có thái độ này, phải có tâm tình này, thật sự buông bỏ. Niệm Phật bằng tâm tình đó, có thể chuyển Phật từ mới mẻ thành thuần thục. Vì vậy phải luôn nghĩ cách, nghe kinh giáo, rất hay, vì sao? Giúp chúng ta giác ngộ. Nghe kinh chính là tu hành, nghe kinh cũng chính là niệm Phật.
Bồ Tát Đại Thế Chí dạy rằng: “Nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật”. Nhớ Phật niệm Phật là nhân, nhất định thấy Phật là quả. Nhớ Phật, đọc kinh là nhớ Phật, chúng ta thường nghĩ đến sự trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, thường nghĩ đến ân đức của Phật A Di Đà, đây là nhớ Phật.
Niệm Phật chính là xưng câu Phật hiệu này: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, cứ niệm như vậy, đừng để gian đoạn, vì sao? Gián đoạn, tạp niệm sẽ khởi lên. Dùng phương pháp này để buông xả tạp niệm, vì tạp niệm quá thuần thục, không niệm Phật nó sẽ lập tức khởi lên. Nên dùng phương pháp niệm Phật, niệm sạch tạp niệm. Không niệm nó lại đến, như vậy cần phải niệm thường xuyên, niệm đến thuần thục, thuần thục là sao? Không có tạp niệm gọi là thuần thục, không có tạp niệm chỉ có niệm Phật.
- Category
- Giảng Pháp
Comments