Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 402
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Thông thường chúng sanh trong lục đạo, thực tế mà nói căn tánh đều là trung hạ căn, không phải hàng thượng căn lợi trí. Trung hạ căn quan trong nhất là thật thà, thật thà nghĩa là định đoạt thời khóa. Mỗi ngày định 1000 niệm hoặc một vạn niệm hay mười vạn niệm. Tốt nhất là “tùng thiểu chí đa, do tán nhập định”, đây là dạy phương pháp cho chúng ta. Mới bắt đầu không nên định quá nhiều. Mỗi ngày thời tụng niệm buổi sáng là một bộ Kinh Di Đà. Kinh Di Đà ngắn dễ đọc, mấy phút là đọc xong, niệm 1000 danh Phật hiệu. Thời tụng niệm buổi tối cũng như vậy, sáng tối như nhau, đơn giản dễ hành trì. Quý ở chỗ kiên trì không gián đoạn, ngày ngày không được gián đoạn. Niệm như vậy khoảng hai ba năm khi công phu đắc lực rồi tăng thêm. Một ngày niệm hai ngàn hoặc ba ngàn, tăng lên dần như vậy là đúng, tuyệt đối không nên trèo cao té nặng.
Ngoài thời khóa cố định ra còn có tán khóa. Tán khóa nghĩa là nhớ đến là niệm, bất luận ở đâu, bất luận ở nơi nào, chỉ cần không nhiễu loạn người khác, chỗ đông người tự mình yên tĩnh mặc niệm, niệm Phật trong tâm không cần phát ra âm thanh sẽ không phiền nhiễu đến người khác. Nhiếp tâm rất khó, nhiếp tâm là công phu chân thật. Ấn Quang đại sư xuất hiện trong thời đại của chúng ta, dụng ý rất sâu. Ngài là tây phương Đại Thế Chí Bồ Tát tái sanh. Ngài dạy chúng ta phương pháp, phương pháp này người đương thời có thể hành trì được, ngài ra đời trong thời đại này. Dùng thập niệm pháp của ngài niệm rất rõ ràng. Niệm bốn chữ cũng được, sáu chữ cũng được.
Bốn chữ là A Di Đà Phật nên niệm như vậy. Ấn Quang đại sư niệm Phật rất chậm, ngài niệm từng chữ từng chữ, niệm rất rõ ràng, từng chữ rõ ràng, nghe rõ ràng. Cần như thế nào ? Nhớ rõ ràng, không nên dùng chuỗi. Ngài nói dùng chuỗi phân tâm, phân thần, tâm lực rất khó tập trung. Hoàn toàn dùng tâm nhớ, chỉ nhớ 10 số, từ một câu đến mười câu. Biết rõ ràng câu này là câu thứ mấy trong mười câu. Niệm xong mười câu lại bắt đầu từ một đến mười, một đến mười, cứ như vậy mà niệm. Dễ nhiếp tâm, cũng chính là tạp niệm không sanh khởi. Vì khởi tạp niệm chúng ta sẽ quên ngay, mười câu này liền nhớ lẫn lộn. Nhớ không rõ không tính, phương pháp này rất tốt, nhất định phải nhớ rõ ràng mới tính. Mới học mười câu cũng rất khó không dễ, niệm đến sáu bảy câu đã loạn.
Ấn Quang đại sư nói chúng ta có thể phân thành hai đoạn, câu thứ nhất đến câu thứ năm. Có người hỏi tôi, con niệm đến câu thứ năm rồi bắt đầu niệm lại từ câu thứ nhất đến câu thứ năm được chăng? Không được. Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm. Năm câu sau là thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Cần phải ghi nhớ bằng cách này, thậm chí dùng ba bốn cũng được. Câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Nhớ bằng cách này mới được, mới có thể nhiếp tâm. Nếu nhớ ba câu một hai ba, rồi bắt đầu nhớ lại một hai ba như vậy không được, như vậy không thể nhiếp tâm.
Hồ Tiểu Lâm dùng phương pháp này bốn tháng, ông ta đến nói với tôi phương pháp này rất lợi ích. Trước đây niệm Phật tạp niệm quá nhiều sau bốn tháng huấn luyện này, tạp niệm ít đi không còn nữa, hoan hỷ vô lượng. Niệm mấy tiếng cũng không biết mệt mỏi, cũng không cảm thấy thời gian hình như quá dài. Niệm ba bốn tiếng giống như mấy phút vậy, có cảm giác này. Tổ sư truyền lại phương pháp này mọi người không ngại cứ thử xem.
Phương pháp của Ấn Quang đại sư là giúp chúng ta được tịnh niệm. Tịnh niệm đã hiện tiền có cần ghi nhớ số chăng? Không cần, vì tâm thanh tịnh đã hiện tiền. Chúng ta ghi nhớ mục đích là đoạn trừ tạp niệm, nếu không nhớ được mười câu này tạp niệm liền khởi lên ngay, nên phương pháp này chính là đô nhiếp lục căn mà Bồ Tát Đại Thế Chí nói. Chúng ta không nhiếp được lục căn, dùng phương pháp này có thể đô nhiếp lục căn. Lục căn thật sự đã nhiếp được thì nhãn buông sắc, nhĩ buông âm thanh, tỷ buông mùi vị. Tất cả đều đạt được bình đẳng, tâm thanh tịnh hiện tiền. Chính là trên đề kinh nói “thanh tịnh bình đẳng giác” hiện tiền.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Thông thường chúng sanh trong lục đạo, thực tế mà nói căn tánh đều là trung hạ căn, không phải hàng thượng căn lợi trí. Trung hạ căn quan trong nhất là thật thà, thật thà nghĩa là định đoạt thời khóa. Mỗi ngày định 1000 niệm hoặc một vạn niệm hay mười vạn niệm. Tốt nhất là “tùng thiểu chí đa, do tán nhập định”, đây là dạy phương pháp cho chúng ta. Mới bắt đầu không nên định quá nhiều. Mỗi ngày thời tụng niệm buổi sáng là một bộ Kinh Di Đà. Kinh Di Đà ngắn dễ đọc, mấy phút là đọc xong, niệm 1000 danh Phật hiệu. Thời tụng niệm buổi tối cũng như vậy, sáng tối như nhau, đơn giản dễ hành trì. Quý ở chỗ kiên trì không gián đoạn, ngày ngày không được gián đoạn. Niệm như vậy khoảng hai ba năm khi công phu đắc lực rồi tăng thêm. Một ngày niệm hai ngàn hoặc ba ngàn, tăng lên dần như vậy là đúng, tuyệt đối không nên trèo cao té nặng.
Ngoài thời khóa cố định ra còn có tán khóa. Tán khóa nghĩa là nhớ đến là niệm, bất luận ở đâu, bất luận ở nơi nào, chỉ cần không nhiễu loạn người khác, chỗ đông người tự mình yên tĩnh mặc niệm, niệm Phật trong tâm không cần phát ra âm thanh sẽ không phiền nhiễu đến người khác. Nhiếp tâm rất khó, nhiếp tâm là công phu chân thật. Ấn Quang đại sư xuất hiện trong thời đại của chúng ta, dụng ý rất sâu. Ngài là tây phương Đại Thế Chí Bồ Tát tái sanh. Ngài dạy chúng ta phương pháp, phương pháp này người đương thời có thể hành trì được, ngài ra đời trong thời đại này. Dùng thập niệm pháp của ngài niệm rất rõ ràng. Niệm bốn chữ cũng được, sáu chữ cũng được.
Bốn chữ là A Di Đà Phật nên niệm như vậy. Ấn Quang đại sư niệm Phật rất chậm, ngài niệm từng chữ từng chữ, niệm rất rõ ràng, từng chữ rõ ràng, nghe rõ ràng. Cần như thế nào ? Nhớ rõ ràng, không nên dùng chuỗi. Ngài nói dùng chuỗi phân tâm, phân thần, tâm lực rất khó tập trung. Hoàn toàn dùng tâm nhớ, chỉ nhớ 10 số, từ một câu đến mười câu. Biết rõ ràng câu này là câu thứ mấy trong mười câu. Niệm xong mười câu lại bắt đầu từ một đến mười, một đến mười, cứ như vậy mà niệm. Dễ nhiếp tâm, cũng chính là tạp niệm không sanh khởi. Vì khởi tạp niệm chúng ta sẽ quên ngay, mười câu này liền nhớ lẫn lộn. Nhớ không rõ không tính, phương pháp này rất tốt, nhất định phải nhớ rõ ràng mới tính. Mới học mười câu cũng rất khó không dễ, niệm đến sáu bảy câu đã loạn.
Ấn Quang đại sư nói chúng ta có thể phân thành hai đoạn, câu thứ nhất đến câu thứ năm. Có người hỏi tôi, con niệm đến câu thứ năm rồi bắt đầu niệm lại từ câu thứ nhất đến câu thứ năm được chăng? Không được. Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm. Năm câu sau là thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Cần phải ghi nhớ bằng cách này, thậm chí dùng ba bốn cũng được. Câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Nhớ bằng cách này mới được, mới có thể nhiếp tâm. Nếu nhớ ba câu một hai ba, rồi bắt đầu nhớ lại một hai ba như vậy không được, như vậy không thể nhiếp tâm.
Hồ Tiểu Lâm dùng phương pháp này bốn tháng, ông ta đến nói với tôi phương pháp này rất lợi ích. Trước đây niệm Phật tạp niệm quá nhiều sau bốn tháng huấn luyện này, tạp niệm ít đi không còn nữa, hoan hỷ vô lượng. Niệm mấy tiếng cũng không biết mệt mỏi, cũng không cảm thấy thời gian hình như quá dài. Niệm ba bốn tiếng giống như mấy phút vậy, có cảm giác này. Tổ sư truyền lại phương pháp này mọi người không ngại cứ thử xem.
Phương pháp của Ấn Quang đại sư là giúp chúng ta được tịnh niệm. Tịnh niệm đã hiện tiền có cần ghi nhớ số chăng? Không cần, vì tâm thanh tịnh đã hiện tiền. Chúng ta ghi nhớ mục đích là đoạn trừ tạp niệm, nếu không nhớ được mười câu này tạp niệm liền khởi lên ngay, nên phương pháp này chính là đô nhiếp lục căn mà Bồ Tát Đại Thế Chí nói. Chúng ta không nhiếp được lục căn, dùng phương pháp này có thể đô nhiếp lục căn. Lục căn thật sự đã nhiếp được thì nhãn buông sắc, nhĩ buông âm thanh, tỷ buông mùi vị. Tất cả đều đạt được bình đẳng, tâm thanh tịnh hiện tiền. Chính là trên đề kinh nói “thanh tịnh bình đẳng giác” hiện tiền.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments