Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 323
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Ta sẽ thật lòng tin, sẽ phát nguyện niệm Phật. Nếu danh hiệu Phật này còn niệm chưa được, là do lòng tin của ta có vấn đề. Niềm tin rất khó, đừng cho rằng niệm tin rất dể. Rất khó!
Không còn chút nghi hoặc nào, chánh tín mới hiện tiền. Chánh tín chưa hiện tiền thì ta vẫn chưa chịu thực hành. Trong danh hiệu Phật vẫn còn tạp niệm, lục căn không thâu về được. Vấn đề là do còn nghi hoặc đối với thế giới Cực Lạc.Tôi thì tin rồi, nhưng còn có nghi hoặc. Vậy phải làm sao? Phải tụng kinh, niệm Phật . Thật sự niệm đến một lòng chuyên niệm, thì ta sẽ khai ngộ, sẽ minh bạch. Lúc này xem kinh điển ta sẽ hiểu ngay. Nếu không thể một lòng chuyên niệm, thì không đạt đến cảnh giới này. Chúng ta đối với Cực Lạc và Ta Bà đều mê hoặc, đều chưa hiểu rỏ ràng. Vì sao? Đối với thế gian này vẫn còn tham luyến. Đối với thế giới Cực Lạc hoài nghi. Tận mắt nhìn thấy chân tướng vãng sanh, chúng ta vẫn không tin chính mình có thể làm được. Người có suy nghĩ như vậy rất nhiều. Thế mới biết pháp môn này, chư Phật Như Lai đều nói là pháp khó tin. Chỉ cần ta tin thật thì thật dể dàng tu hành, thật dể dàng thành tựu, nên gọi là khó tin dể hành. Chúng ta không thể hành trì vì ta chưa thật tin , ta chưa đoạn trừ hoài nghi.
Câu nói quan trọng nhất chính là phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm Phật A Di Đà. Trong “Đại Thế Chí Viên Thông Chương” nói: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Cũng chỉ cho Phật A Di Đà. Niệm Phật phải tịnh niệm. Tịnh là dùng tâm thanh tịnh. Không hoài nghi, không xen lẫn tạp niệm gọi là tịnh niệm. Còn hoài nghi, còn xen lẫn tạp niệm thì không phải tịnh niệm. Khi niệm Phật phải buông bỏ vạn duyên.
Hồ Tiểu Lâm niệm Phật, anh ta tự mình báo cáo rất rỏ ràng. Mổi buổi sáng đi làm anh ta đều niệm Phật. Đi làm vào phòng làm việc suốt buổi sáng, không nghe điện thoại, không đàm luận bất cứ việc gì. Đến khi ăn cơm trưa xong anh ta mới xử lý nghiệp vụ của công ty. Suốt buổi sáng là thời gian anh ta tu hành, nên buổi sáng gọi điện thoại sẽ không gặp được, vì không có người tiếp điện thoại. Dù việc có lớn anh ta cũng không hỏi đến, tất cả đều không thể quấy nhiễu anh ta_thật sự đã buông bỏ. Nên tuy anh ta niệm Phật thời gian không dài, nhưng tu hành đắc lực. Đây chính là thực sự thực hành không phải giả. Chúng ta bình thường niệm Phật là giả, chưa phải thật. Cho nên cần thật sự tu tập, thật sự mong muốn trong đời này thành tựu. Những chân tướng sự thật này không thể không thấu triệt. Nếu không thấu triệt thì chúng ta có chướng ngại, nhưng chướng ngại ở đâu thì chính mình cũng không biết.
Tập 323
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Ta sẽ thật lòng tin, sẽ phát nguyện niệm Phật. Nếu danh hiệu Phật này còn niệm chưa được, là do lòng tin của ta có vấn đề. Niềm tin rất khó, đừng cho rằng niệm tin rất dể. Rất khó!
Không còn chút nghi hoặc nào, chánh tín mới hiện tiền. Chánh tín chưa hiện tiền thì ta vẫn chưa chịu thực hành. Trong danh hiệu Phật vẫn còn tạp niệm, lục căn không thâu về được. Vấn đề là do còn nghi hoặc đối với thế giới Cực Lạc.Tôi thì tin rồi, nhưng còn có nghi hoặc. Vậy phải làm sao? Phải tụng kinh, niệm Phật . Thật sự niệm đến một lòng chuyên niệm, thì ta sẽ khai ngộ, sẽ minh bạch. Lúc này xem kinh điển ta sẽ hiểu ngay. Nếu không thể một lòng chuyên niệm, thì không đạt đến cảnh giới này. Chúng ta đối với Cực Lạc và Ta Bà đều mê hoặc, đều chưa hiểu rỏ ràng. Vì sao? Đối với thế gian này vẫn còn tham luyến. Đối với thế giới Cực Lạc hoài nghi. Tận mắt nhìn thấy chân tướng vãng sanh, chúng ta vẫn không tin chính mình có thể làm được. Người có suy nghĩ như vậy rất nhiều. Thế mới biết pháp môn này, chư Phật Như Lai đều nói là pháp khó tin. Chỉ cần ta tin thật thì thật dể dàng tu hành, thật dể dàng thành tựu, nên gọi là khó tin dể hành. Chúng ta không thể hành trì vì ta chưa thật tin , ta chưa đoạn trừ hoài nghi.
Câu nói quan trọng nhất chính là phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm Phật A Di Đà. Trong “Đại Thế Chí Viên Thông Chương” nói: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Cũng chỉ cho Phật A Di Đà. Niệm Phật phải tịnh niệm. Tịnh là dùng tâm thanh tịnh. Không hoài nghi, không xen lẫn tạp niệm gọi là tịnh niệm. Còn hoài nghi, còn xen lẫn tạp niệm thì không phải tịnh niệm. Khi niệm Phật phải buông bỏ vạn duyên.
Hồ Tiểu Lâm niệm Phật, anh ta tự mình báo cáo rất rỏ ràng. Mổi buổi sáng đi làm anh ta đều niệm Phật. Đi làm vào phòng làm việc suốt buổi sáng, không nghe điện thoại, không đàm luận bất cứ việc gì. Đến khi ăn cơm trưa xong anh ta mới xử lý nghiệp vụ của công ty. Suốt buổi sáng là thời gian anh ta tu hành, nên buổi sáng gọi điện thoại sẽ không gặp được, vì không có người tiếp điện thoại. Dù việc có lớn anh ta cũng không hỏi đến, tất cả đều không thể quấy nhiễu anh ta_thật sự đã buông bỏ. Nên tuy anh ta niệm Phật thời gian không dài, nhưng tu hành đắc lực. Đây chính là thực sự thực hành không phải giả. Chúng ta bình thường niệm Phật là giả, chưa phải thật. Cho nên cần thật sự tu tập, thật sự mong muốn trong đời này thành tựu. Những chân tướng sự thật này không thể không thấu triệt. Nếu không thấu triệt thì chúng ta có chướng ngại, nhưng chướng ngại ở đâu thì chính mình cũng không biết.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments