Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 285
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Thập phương tam thế đức hiệu chi bổn”. Đức hiệu này chính là một câu Nam mô A Di Đà Phật, niệm như thế nào mới hữu hiệu? Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, liền hữu hiệu. Hiệu quả là gì? Quí vị có thể cảm động chư Phật Như Lai. Không những cảm động Phật A Di Đà, mà mười phương tất cả chư Phật đều có thể cảm động. Giống như chỗ chúng ta tin tức vừa phát đi, Ngài thu được rồi, điều kiện là đô nhiếp lục căn. Đô nhiếp lục căn tức buông bỏ vạn duyên, ít nhất lúc niệm Phật quí vị buông bỏ vạn duyên. Tâm quí vị thanh tịnh rồi. Tịnh niệm tương tục, tịnh là thanh tịnh, dùng tâm thanh tịnh để niệm. Không hoài nghi, không xen tạp, đô nhiếp lục căn thì sẽ không xen tạp. Tương tục, niệm không thể gián đoạn. Ví dụ niệm một tiếng đồng hồ, niệm nửa tiếng đồng hồ, niệm hai tiếng đồng hồ, tùy bản thân định. Ít nhất là mười câu, mười niệm, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, tiếp tục không gián đoạn mười câu, có thể sản sanh hiệu quả không thể nghĩ bàn. Nếu như quí vị hoài nghi, không tin tưởng nó, bán tín bán nghi, quí vị niệm theo, lúc niệm có tạp niệm xen vào, lại còn nghĩ đến việc khác, vậy là không được. Công phu niệm Phật của quí vị bị phá hoại mất rồi. Lời khai thị của Đại Thế Chí Bồ Tát vô cùng quan trọng, công phu niệm Phật không đắc lực, quí vị dùng lời của Ngài để đối chiếu lại, chắc chắn là quí vị sai rồi. Vọng niệm quá nhiều phải làm thế nào? Tôi muốn dừng nó lại, dừng không được. Trong xã hội hiện tại người như vậy có rất nhiều. Phương pháp gì có thể dừng ý niệm này lại? Đọc kinh là biện pháp tốt. Đọc kinh cũng phải chuyên chú. Quí vị vừa có vọng tưởng, có vọng tâm, quí vị sẽ đọc sai, quí vị sẽ đọc sót mất. Cho nên lúc đọc kinh tâm phải định, đọc từng chữ từng chữ một, thật là rõ ràng, không đọc sai một chữ nào, không đọc sót một chữ nào. Đọc một bộ kinh ngắn thì khoảng nửa tiếng đồng hồ, dài thì khoảng một hai tiếng đồng hồ, rất tốt. Đây chính là quí vị nhiếp tâm, nhiếp tâm lại một hai tiếng đồng hồ. Phương pháp này giúp quí vị đắc định, rất hữu hiệu. Còn có một loại cũng là giúp quí vị sơ học, dùng niệm Phật, niệm Phật tính số. Tính số là rất rõ ràng, nhưng không phải Nam mô A Di Đà Phật một, Nam mô A Di Đà Phật hai, vậy là không được, vậy là xen tạp rồi. Quí vị đem một hai ba bốn xen tạp vào trong đó, công phu bị phá hoại rồi. Đếm đó phải rõ ràng, không sai một chút nào. Nhưng không khởi niệm về chữ số này. Đây là công phu, đương nhiên dài quá thì không được. Vậy nên Tổ sư dạy chúng ta từ một đến mười, nhớ một cách rõ ràng, đích thực không có sai lầm, một đến mười, sau đó lại từ một đến mười. Điều này phải rất nhiếp tâm. Lúc tâm quí vị hơi có một chút loạn lập tức liền sai ngay, sai rồi từ đầu đếm lại, dùng phương pháp này vậy. Thường phải mất một hai năm, vọng niệm bớt đi, sự việc này gấp là không được. Cổ nhân nói rất hay: “dục tốc tắc bất đạt”. Gấp để muốn thành tựu, chắc chắn không thể thành công. Vì sao vậy? Vì tâm tình nóng nảy. Nhất định phải rất bình tĩnh, rất cẩn thận, đem tập khí nóng nảy đều hóa giải hết. Hóa giải này không thể tách rời thành kính, chân thành cung kính, xử sự đối người tiếp vật. Tâm thành kính xuất hiện rồi, bất luận dùng công phu như thế nào đều rất dễ dàng đắc lực. Không có thành kính dù tu như thế nào công phu cũng không đắc lực. Đây là chân tướng sự thật. Tôi tin rằng mỗi một đồng học, đều gặp phải cảnh giới này, không thể nào đột phá. Rất muốn thành tựu, không thể thành tựu.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Thập phương tam thế đức hiệu chi bổn”. Đức hiệu này chính là một câu Nam mô A Di Đà Phật, niệm như thế nào mới hữu hiệu? Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, liền hữu hiệu. Hiệu quả là gì? Quí vị có thể cảm động chư Phật Như Lai. Không những cảm động Phật A Di Đà, mà mười phương tất cả chư Phật đều có thể cảm động. Giống như chỗ chúng ta tin tức vừa phát đi, Ngài thu được rồi, điều kiện là đô nhiếp lục căn. Đô nhiếp lục căn tức buông bỏ vạn duyên, ít nhất lúc niệm Phật quí vị buông bỏ vạn duyên. Tâm quí vị thanh tịnh rồi. Tịnh niệm tương tục, tịnh là thanh tịnh, dùng tâm thanh tịnh để niệm. Không hoài nghi, không xen tạp, đô nhiếp lục căn thì sẽ không xen tạp. Tương tục, niệm không thể gián đoạn. Ví dụ niệm một tiếng đồng hồ, niệm nửa tiếng đồng hồ, niệm hai tiếng đồng hồ, tùy bản thân định. Ít nhất là mười câu, mười niệm, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, tiếp tục không gián đoạn mười câu, có thể sản sanh hiệu quả không thể nghĩ bàn. Nếu như quí vị hoài nghi, không tin tưởng nó, bán tín bán nghi, quí vị niệm theo, lúc niệm có tạp niệm xen vào, lại còn nghĩ đến việc khác, vậy là không được. Công phu niệm Phật của quí vị bị phá hoại mất rồi. Lời khai thị của Đại Thế Chí Bồ Tát vô cùng quan trọng, công phu niệm Phật không đắc lực, quí vị dùng lời của Ngài để đối chiếu lại, chắc chắn là quí vị sai rồi. Vọng niệm quá nhiều phải làm thế nào? Tôi muốn dừng nó lại, dừng không được. Trong xã hội hiện tại người như vậy có rất nhiều. Phương pháp gì có thể dừng ý niệm này lại? Đọc kinh là biện pháp tốt. Đọc kinh cũng phải chuyên chú. Quí vị vừa có vọng tưởng, có vọng tâm, quí vị sẽ đọc sai, quí vị sẽ đọc sót mất. Cho nên lúc đọc kinh tâm phải định, đọc từng chữ từng chữ một, thật là rõ ràng, không đọc sai một chữ nào, không đọc sót một chữ nào. Đọc một bộ kinh ngắn thì khoảng nửa tiếng đồng hồ, dài thì khoảng một hai tiếng đồng hồ, rất tốt. Đây chính là quí vị nhiếp tâm, nhiếp tâm lại một hai tiếng đồng hồ. Phương pháp này giúp quí vị đắc định, rất hữu hiệu. Còn có một loại cũng là giúp quí vị sơ học, dùng niệm Phật, niệm Phật tính số. Tính số là rất rõ ràng, nhưng không phải Nam mô A Di Đà Phật một, Nam mô A Di Đà Phật hai, vậy là không được, vậy là xen tạp rồi. Quí vị đem một hai ba bốn xen tạp vào trong đó, công phu bị phá hoại rồi. Đếm đó phải rõ ràng, không sai một chút nào. Nhưng không khởi niệm về chữ số này. Đây là công phu, đương nhiên dài quá thì không được. Vậy nên Tổ sư dạy chúng ta từ một đến mười, nhớ một cách rõ ràng, đích thực không có sai lầm, một đến mười, sau đó lại từ một đến mười. Điều này phải rất nhiếp tâm. Lúc tâm quí vị hơi có một chút loạn lập tức liền sai ngay, sai rồi từ đầu đếm lại, dùng phương pháp này vậy. Thường phải mất một hai năm, vọng niệm bớt đi, sự việc này gấp là không được. Cổ nhân nói rất hay: “dục tốc tắc bất đạt”. Gấp để muốn thành tựu, chắc chắn không thể thành công. Vì sao vậy? Vì tâm tình nóng nảy. Nhất định phải rất bình tĩnh, rất cẩn thận, đem tập khí nóng nảy đều hóa giải hết. Hóa giải này không thể tách rời thành kính, chân thành cung kính, xử sự đối người tiếp vật. Tâm thành kính xuất hiện rồi, bất luận dùng công phu như thế nào đều rất dễ dàng đắc lực. Không có thành kính dù tu như thế nào công phu cũng không đắc lực. Đây là chân tướng sự thật. Tôi tin rằng mỗi một đồng học, đều gặp phải cảnh giới này, không thể nào đột phá. Rất muốn thành tựu, không thể thành tựu.
- Category
- Giảng Pháp
Comments