Có thể niệm được 10 vạn, 5 vạn, 3 vạn đều là người có phước báo lớn. Kiên trì niệm danh hiệu Phật .

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 422
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không .

Dưới đây cũng là lời của đại sư Ngẫu Ích: Chỉ quý tín đắc cập, thật sự tin tưởng. Thủ đắc ổn, trực hà niệm khứ, không chút hoài nghi, tu đến trình độ khổng hỗn tạp, không hoài nghi, không gián đoạn.
Hoặc trú dạ thập vạn, hoặc ngũ vạn, tam vạn, dĩ quyết định khuyết vi chuẩn. Phương pháp niệm như thế nào phải xem hoàn cảnh sinh hoạt của mình. Mỗi ngày niệm được mười vạn tiếng, hoàn cảnh sinh hoạt của họ chắc chắn là rất tốt. Vì sao vậy? Vì họ không cần làm việc, ăn uống đi lại đã có người hầu hạ, có người lo cho họ, đây là người có phước báo rất lớn. Có thể niệm được mười vạn, năm vạn, hoặc ba vạn đều là người có phước báo lớn. Niệm ba vạn thì dễ hơn.
Tôi thấy có những lão cư sĩ tuổi lớn sau khi về hưu, họ cũng học thiền, cũng học mật tông, cũng học giáo và cũng niệm Phật. Đến lúc hơn 80 tuổi về hưu rồi, cảm thấy sức mình không tu được Thiền, Giáo, Mật tông, cuối cùng bỏ hết rồi quyết một lòng niệm Phật. Họ nói với tôi, mỗi ngày niệm 3 vạn tiếng, chính xác! Vả lại tuổi đã cao rồi, 3 vạn tiếng như thế họ niệm bằng cách nào? 3 vạn tiếng là số đếm, mỗi ngày không thiếu một tiếng. Họ ở nông thôn, ở đó đi bộ. Ăn sáng xong họ ra ngoài đi bộ, đi một vòng khoảng chừng hai thiếng đồng hồ, hai-ba tiếng đồng hồ là niệm xong ba vạn tiếng danh hiệu Phật. Mỗi bước họ niệm một danh hiệu Phật, tức là họ đi 3 vạn bước, vừa thể dục vừa niệm Phật. Phương pháp này rất tốt! Nếu như lần chuỗi hạt đếm không nhiếp tâm được, thì dùng phương pháp của đại sư Ấn Quang, không cần đếm, tức là danh hiệu Phật này, mười câu mười câu niệm mãi như thế. Phương pháp này có thể nhiếp tâm.
Đại sư Ngẫu Ích nói trong bài này quyết định được vãng sanh. Tất thử nhất sanh, thệ vô cải biến. Không thay đổi này là nhất tâm bất loạn. Nhược bất đắc vãng sanh giả, tam thế Chư Phật tiện khoáng ngữ. Đây là quyết định được vãng sanh. Công phu của họ đều từ chỗ kiên trì niệm danh hiệu Phật mà thành tựu. Thành tựu niệm Phật Tam Muội, thành tựu tương ứng với Phật. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra, họ buông bỏ hết, không còn gì cả. Người này chắc chắn được vãng sanh.
Hựu vân, yếu đáo nhất tâm bất loạn cảnh giới, diệc vô tha thuật. Đây cũng là lời của đại sư Ngẫu Ích. Quý vị hy vọng niệm đến nhất tâm bất loạn, cũng không ngoài phương pháp này. Phương pháp đó là gì? Tối sơ hạ thủ, tu dụng số châu, ký đắc phân minh, khắc định khóa trình, quyết định vô khuyết, cửu cửu thuần thục, bất niệm tự niệm. Nhiên hậu ký số diệc đắc, bất ký sô diệc đắc. Tổ sư khuyên chúng ta nên dùng phương tiện ban đầu, phương tiện ban đầu là dùng chuổi hạt. Vì sao vậy? Vì thời khóa đó quý vị đã định rồi. Người thời nay nếu bảo họ mỗi ngày niệm 1 vạn tiếng, họ không bao giờ làm được. Vậy phải bảo họ niệm như thế nào? bảo họ mỗi ngày niệm 1 ngàn tiếng họ mới có thể làm được. Một xâu chuổi có 108 hạt, bảo họ niệm 10 xâu như vậy, điều này họ có thể làm được, từ từ sẽ được. Niệm như vậy 3 năm, 5 năm rồi khuyên họ tăng lên, hướng lên nâng cao. Ban đầu quy định nhiều quá, sau đó rất khó kiên trì. Điều này từ trước đến giờ đều có, thậm chí bản thân chúng ta cũng không ngoại lệ. Cho nên ban đầu quy định thời khóa ít một chút, dần dần rồi tăng thêm, như vậy là tốt, đây là hiện tượng tiến bộ, hiện tượng nâng cấp. Quy định quá nhiều rồi sau đó ít lại là hiện tượng thụt lùi, là hiện tượng trừ cao rơi xuống thấp, hiện tượng này không tốt. Vì thế quy định thời khóa cho người mới học nên định ít lại. Tốt nhất là bảo họ nghe kinh. Nghe kinh giúp cho họ được hai điều, thứ nhất là giúp họ tín tâm. Thật sự nghe hiểu rồi, thì họ tin tưởng. Cho nên nói là đoạn nghi sanh tín.
Dùng công phu niệm Phật, dùng phương pháp của đại sư Ấn Quang. Phương pháp của Ngài tức là nói cho người hiện đại. Nói cách khác, là hợp căn cơ với người hiện đại nhất. Đại sư Ngẫu Ích dạy, căn cơ của người ở cuối đời nhà Minh, cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Đại sư Ấn Quang xuất hiện ở thời đại của chúng ta, là nhằm vào căn cơ hiện tiền của chúng ta mà nói. Cho nên Văn Sao của Ngài rất quan trọng, cần phải xem nhiều.
Câu cuối cùng là cửu cửu thuần thục, dùng công phu lâu rồi, người này ít nhất là 10 năm, khi được thuần thục rồi, thì không niệm cũng tự niệm, lúc đó đếm cũng được, mà không đếm cũng được.
Nhược sơ tâm tiện yếu, thuyết hảo khán thoại, yếu bất trước tướng, yếu học viên dung tự tại, tổng thị tín bất thâm, hành bất lực. “Sơ tâm” là khi mới phát tâm, phải học không chấp tướng, học tông môn, học giáo môn, học đàm huyền thuyết diệu. “Tự tại viên dung” tức là đàm huyền thuyết diệu, đều là lòng tin không sâu, đây là sự thật. Điều đầu tiên của lòng tin không sâu là nói đến chính mình. Chính mình không có lòng tự tin, nên sự tu hành của quý vị không có hiệu quả. Chúng tôi thường nói là công phu không đắc lực. Chúng ta thấy rất nhiều người mắc phải căn bệnh này.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment