Chúng ta có thành kính hay không.Từ sáng đến tối vọng tưởng, vọng niệm dẫy đầy, không thành.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 230
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Chúng ta có thành kính hay không.Từ sáng đến tối vọng tưởng, vọng niệm dẫy đầy, không thành.

Phải trách bản thân chúng ta, bản thân chúng ta không chịu học tập cho nghiêm túc. Tôi rất chăm chỉ, tôi rất nỗ lực học tập, vì sao nói tôi không nghiêm túc học tập? Thánh hiền thế xuất thế gian, đều nói với chúng ta, tâm thái học tập quan trọng nhất, Ấn Quang Đại sư nói rất hay, một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, nghĩ xem chúng ta có thành kính hay không, có kính hay không? Thành là nói bên trong, nội tâm, kính là bên ngoài, biểu hiện bên ngoài. Hai thứ đều không có. Vì sao gọi là thành? Tiên sinh Tằng Quốc Phiên nói rất hay. Trong cuốn ghi chép của ông ấy, định nghĩa đối với chữ thành và Phật Pháp nói rất giống nhau. “Một niệm không sanh là thành”. Trong Kinh A Di Đà nói nhất tâm bất loạn, nhất tâm đó là thành. Chúng ta đã làm được hay chưa? Chúng ta là ba tâm hai ý, làm gì có thành? Từ sáng đến tối vọng tưởng, vọng niệm dẫy đầy, không thành! Bên trong không thành, bên ngoài sẽ không có cung kính. Cho nên Phật Bồ Tát đích thân đến dạy, chúng ta cũng không đạt được lợi ích. Phật Bồ Tát khuyên nhủ chúng ta, đó là dưỡng phần rất tốt, bản thân chúng ta tiếp thu không được. Lỗi lầm chính tại nơi đây vậy.


Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật hướng dẫn chúng ta “phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm”. Phát tâm bồ đề là thành, nhất hướng chuyên niệm là kính, làm không được.


Vậy tôi mượn cái thân thể giả tạm này, tôi một lòng một dạ cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, cầu được tây phương Tịnh Độ và minh tâm kiến tánh không khác gì nhau. Điều này làm được! Cho nên chúng ta phải dùng thân thể này để làm gì? Niệm Phật, nhớ Phật, chính là tưởng Phật. Phải lợi dụng thân thể này để nghĩ đến Phật, để niệm Phật. Lợi dụng thân thể này để lạy Phật.


Phật A Di Đà ở đâu? Câu nói này rất quan trọng! Cảnh giới mà sáu căn tôi sáu tiếp xúc được toàn là Phật A Di Đà. Quí vị có thể không thành công được sao? Quí vị có thể không vãng sanh được sao? Khắp pháp giới hư không giới tất cả các pháp, đều là Phật A Di Đà biến hiện ra. Đây là thật không phải giả. Phật A Di Đà là gì? Phật A Di Đà là tự tánh! Quí vị xem Lục tổ Huệ Năng đại sư nói câu cuối cùng trong lúc khai ngộ, “đâu ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”, tự tánh chính là Phật A Di Đà. Vạn pháp từ đâu mà có? Tự tánh biến hiện ra.

Cho nên tất cả vạn pháp chính là tự tánh, chính là Phật A Di Đà, sự nhận biết này quí vị nếu như khẳng định rồi, chân thành bên trong đó đã hiện ra. Sự cung kính bên ngoài biểu hiện ra được. Đó chính là Ấn Quang Đại sư nói “mười phần thành kính được mười phần lợi ích”, không có tâm thành kính quí vị xem chúng ta khổ cực biết bao, dùng biết bao thời gian mà lợi ích thực tế thì không có được. Đây là gì? Cổ nhân nói: dùng tâm sai rồi.

Trong kinh dạy chúng ta rất hay. Chúng ta ngày ngày đọc, đọc không hiểu được, nghe không hiểu được. Nhất hướng chuyên niệm! Cổ nhân dạy chúng ta tu học một môn thâm nhập. Chúng ta học phức tạp quá, học loạn quá, ý chí không thể tập trung. Dùng công phu một đời mà không được gì. Đời này luống qua rồi.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment