Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 78
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Chịu không được khảo nghiệm, chịu không được rèn luyện, thì vẫn phải lăn lộn trong luân hồi lục đạo, không biết bao giờ mới ra khỏi được. Dù Phật pháp có thông đạt đến đâu, giảng có lưu loát đến đâu cũng vô dụng.
Trước đây, thầy Lý thường nói với chúng tôi, chúng ta sanh tử như thế nào, vẫn là sanh tử như thế đó. Chính là nói chúng ta cũng phải lăn lộn trong lục đạo luân hồi. Trong lục đạo không có gì khác, báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, vẫn là làm những chuyện này. Chúng ta chưa buông bỏ. Điều này nói rỏ, buông bỏ được mới là công phu chân chánh, không còn tính toán. Đối nhân, đối sự, đối vật quyết định sẽ không khởi ý niệm khống chế chiếm hữu. Điều này rất quan trọng. Quyết định sẽ không đối lập với tất cả nhân sự vật. Vì sao? Biến pháp giới hư không giới với chính mình là nhất thể, nhất thể thì làm sao đối lập?
Người xưa dùng răng và lưỡi làm ví dụ. răng và lưỡi có thể đối lập chăng? Răng cắn trúng lưỡi làm lưỡi chảy máu. Lưỡi có cần báo thù không? Nó sẽ không báo thù. Vì sao? Vì nó không đối lập, nó là nhất thể. Hiển nhất thể, khởi nhị dụng. Nhị dụng là y chánh trang nghiêm và duyên khởi của sanh mạng vũ trụ. Nó sanh ra từ đây, và trở về với nhất thể.
Học Phật không có gì khác. Học Phật để biết trở về với nhất thể. Thực sự đã trở về nhất thể, thì gọi là thành Phật.
Hôm nay chúng ta niệm Phật, nhưng tại sao không tương ưng ? Chính là tâm chúng ta không chân thành. Mặt trái của chân thành là hư nguỵ. Mặt trái của thanh tịnh là ô nhiễm. Mặt trái của bình đẳng là ngạo mạn. Mặt trái của từ bi là tự tư. Mặt trái của chánh giác là mê hoặc, hồ đồ. Chúng ta dùng tâm như vậy nên nó không tương ưng, niệm Phật làm sao niệm tốt được? Vấn đề là ở đây. Nên thế giới Cực Lạc như thật an trú, chúng ta bây giờ cần phải học. Đây chính là tam bối vãng sanh.
Bất luận là thượng trung hạ tam bối, hay là nhất tâm tam bối, đều dạy chúng ta phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm. Tám chữ này chúng ta phải làm được. Phát bồ đề tâm chính là như thật an trú. Đem chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi an trú trong tam nghiệp thân khẩu ý của chúng ta. Như vậy là sao ? Chúng ta đã thật sự hạ quyết tâm muốn cầu sanh tịnh độ. Chúng ta không muốn trôi lăn trong lục đạo luân hồi nữa. Lần sau đến thế giới này là vì nguyện lực mà đến, không phải thân nghiệp báo. Giống như chư Phật bồ tát ứng hoá để đến thế gian này. Khẳng định sẽ đến.
Tâm tịnh tức Phật tịnh độ, câu này xưa nay chư vị tổ sư trong khi giảng dạy chú giải dẫn chứng rất nhiều. Nên chúng ta đối với câu này rất quen thuộc.
Chúng ta biết, nhưng không làm được. Vì tâm chúng ta không thanh tịnh, nên hoàn cảnh cư trú của chúng ta cũng không thanh tịnh. Nếu tâm chúng ta thanh tịnh, thì hoàn cảnh cư trú của chúng ta hiện nay sẽ thanh tịnh. Ta cần phải có tín tâm, phải khẳng định cảnh tuỳ tâm chuyển, tướng do tâm sanh. Cũng chính là nói tướng tuỳ ý niệm của chúng ta mà đang chuyển biến. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. “Nhất” ở đây chính là tâm. “Nhất thiết” chính là tất cả pháp. Tất cả pháp từ đâu đến ? Từ tâm tưởng sanh. Tất cả pháp không rời nhất tâm, nhất tâm hiện tất cả pháp.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Chịu không được khảo nghiệm, chịu không được rèn luyện, thì vẫn phải lăn lộn trong luân hồi lục đạo, không biết bao giờ mới ra khỏi được. Dù Phật pháp có thông đạt đến đâu, giảng có lưu loát đến đâu cũng vô dụng.
Trước đây, thầy Lý thường nói với chúng tôi, chúng ta sanh tử như thế nào, vẫn là sanh tử như thế đó. Chính là nói chúng ta cũng phải lăn lộn trong lục đạo luân hồi. Trong lục đạo không có gì khác, báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, vẫn là làm những chuyện này. Chúng ta chưa buông bỏ. Điều này nói rỏ, buông bỏ được mới là công phu chân chánh, không còn tính toán. Đối nhân, đối sự, đối vật quyết định sẽ không khởi ý niệm khống chế chiếm hữu. Điều này rất quan trọng. Quyết định sẽ không đối lập với tất cả nhân sự vật. Vì sao? Biến pháp giới hư không giới với chính mình là nhất thể, nhất thể thì làm sao đối lập?
Người xưa dùng răng và lưỡi làm ví dụ. răng và lưỡi có thể đối lập chăng? Răng cắn trúng lưỡi làm lưỡi chảy máu. Lưỡi có cần báo thù không? Nó sẽ không báo thù. Vì sao? Vì nó không đối lập, nó là nhất thể. Hiển nhất thể, khởi nhị dụng. Nhị dụng là y chánh trang nghiêm và duyên khởi của sanh mạng vũ trụ. Nó sanh ra từ đây, và trở về với nhất thể.
Học Phật không có gì khác. Học Phật để biết trở về với nhất thể. Thực sự đã trở về nhất thể, thì gọi là thành Phật.
Hôm nay chúng ta niệm Phật, nhưng tại sao không tương ưng ? Chính là tâm chúng ta không chân thành. Mặt trái của chân thành là hư nguỵ. Mặt trái của thanh tịnh là ô nhiễm. Mặt trái của bình đẳng là ngạo mạn. Mặt trái của từ bi là tự tư. Mặt trái của chánh giác là mê hoặc, hồ đồ. Chúng ta dùng tâm như vậy nên nó không tương ưng, niệm Phật làm sao niệm tốt được? Vấn đề là ở đây. Nên thế giới Cực Lạc như thật an trú, chúng ta bây giờ cần phải học. Đây chính là tam bối vãng sanh.
Bất luận là thượng trung hạ tam bối, hay là nhất tâm tam bối, đều dạy chúng ta phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm. Tám chữ này chúng ta phải làm được. Phát bồ đề tâm chính là như thật an trú. Đem chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi an trú trong tam nghiệp thân khẩu ý của chúng ta. Như vậy là sao ? Chúng ta đã thật sự hạ quyết tâm muốn cầu sanh tịnh độ. Chúng ta không muốn trôi lăn trong lục đạo luân hồi nữa. Lần sau đến thế giới này là vì nguyện lực mà đến, không phải thân nghiệp báo. Giống như chư Phật bồ tát ứng hoá để đến thế gian này. Khẳng định sẽ đến.
Tâm tịnh tức Phật tịnh độ, câu này xưa nay chư vị tổ sư trong khi giảng dạy chú giải dẫn chứng rất nhiều. Nên chúng ta đối với câu này rất quen thuộc.
Chúng ta biết, nhưng không làm được. Vì tâm chúng ta không thanh tịnh, nên hoàn cảnh cư trú của chúng ta cũng không thanh tịnh. Nếu tâm chúng ta thanh tịnh, thì hoàn cảnh cư trú của chúng ta hiện nay sẽ thanh tịnh. Ta cần phải có tín tâm, phải khẳng định cảnh tuỳ tâm chuyển, tướng do tâm sanh. Cũng chính là nói tướng tuỳ ý niệm của chúng ta mà đang chuyển biến. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. “Nhất” ở đây chính là tâm. “Nhất thiết” chính là tất cả pháp. Tất cả pháp từ đâu đến ? Từ tâm tưởng sanh. Tất cả pháp không rời nhất tâm, nhất tâm hiện tất cả pháp.
- Category
- Giảng Pháp
Comments