Vì sao chúng ta niệm Phật chẳng thể thành tựu, chuốc lấy sự chán ghét của người khác..
Vì sao chúng ta niệm Phật chẳng thể thành tựu, chuốc lấy sự chán ghét của người khác, họ nghĩ quý vị đang làm chuyện mê tín? Không thể trách người khác, bản thân chúng ta nương theo tập khí phiền não niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, làm sao có thể vãng sanh cho được? Không thể được! Quý vị niệm Phật nhằm mục đích nào? Quý vị hãy suy xét, tuyệt đại đa số là vì thăng quan, vì phát tài, nên cầu Phật, Bồ Tát phù hộ, chẳng phải là cầu sanh Tịnh Độ. Động cơ niệm Phật của kẻ ấy chẳng thanh tịnh, mục đích niệm Phật của người ấy trái ngược với phương hướng mà Phật pháp đã giảng, làm sao có thể có thành tựu cho được? Phật, Bồ Tát không thể nào phù hộ quý vị thăng quan, phát tài, chẳng có lẽ ấy! Vậy là quý vị đi tìm thần thánh để cầu xin; thật ra, thần thánh cũng chẳng thể thật sự phù hộ quý vị, lừa gạt quý vị đó thôi! Quý vị nghe lừa, chẳng nghe lời khuyên, chẳng có cách nào hết! Nhưng quý vị mong thăng quan, phát tài, Phật thật sự có thể giúp đỡ, vì sao? Quý vị muốn được quả báo ấy, quả ắt có nhân, đức Phật biết nhân, có thể giảng đạo lý ấy rõ ràng, giảng rõ phương pháp, quý vị nương theo lý luận và phương pháp ấy để hành, quả báo có thể hiện tiền, điều ấy được gọi là “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng” (trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng). Thật đấy! Cầu phước báo, đắc phước báo, cầu thông minh, trí huệ, được thông minh, trí huệ, cầu trường thọ được trường thọ, cầu con cái được con cái, đúng là “hữu cầu tất ứng”. Năm xưa, Chương Gia đại sư dạy tôi đạo lý này, Ngài nói rất rõ ràng: “Anh hãy học tập đúng lý, đúng pháp, vẫn do chính anh tu nhân đắc quả báo”. Đức Phật chỉ có thể chỉ dẫn quý vị trên phương diện lý luận và phương pháp, vẫn phải do chính quý vị làm. Nếu bản thân quý vị không làm, sẽ chẳng đạt được! Bởi lẽ, “ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, chẳng tu chẳng đắc”. Đức Phật nói như thế, chẳng phải là mê tín. Mục đích của người niệm Phật là muốn cầu sanh về thế giới Cực Lạc, quý vị nhất định nương theo lý Thật Tướng. Lý Thật Tướng là gì? Ba điều kiện trong pháp môn Tịnh Tông, tức Tín, Nguyện, Hạnh. Chúng ta thấy người tu Tịnh Độ có mấy kẻ thật sự trọn đủ ba điều kiện ấy? Mỗi cá nhân đều nói “tôi tin tưởng, tôi phát nguyện”, thật ra, quý vị chú tâm phản tỉnh, sẽ thấy lòng tin của quý vị chẳng phải là chân tín. Quý vị tiếp xúc tiếng tăm, lợi dưỡng của thế gian, vẫn còn bị động tâm, tham luyến, tức là tín chẳng thật, nguyện cũng chẳng thật, chẳng phải là “chân tín, thiết nguyện” (tin chân thành, nguyện thiết tha). Do vậy, quý vị niệm Phật nhiều năm mà chẳng có cảm ứng gì, đến cuối cùng bèn chẳng tin tưởng. Vấn đề này chẳng phải do Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng chẳng do kinh điển, mà do công phu của chính chúng ta không đủ, bản thân chúng ta hiểu lầm kinh điển, chẳng lý giải chính xác, hiểu biết nửa vời, tu mù, luyện đui, vẫn khiến cho chư Phật và kinh điển bị oan uổng, quý vị nói xem tội lỗi ấy có nặng lắm hay chăng?
Vì sao chúng ta niệm Phật chẳng thể thành tựu, chuốc lấy sự chán ghét của người khác, họ nghĩ quý vị đang làm chuyện mê tín? Không thể trách người khác, bản thân chúng ta nương theo tập khí phiền não niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, làm sao có thể vãng sanh cho được? Không thể được! Quý vị niệm Phật nhằm mục đích nào? Quý vị hãy suy xét, tuyệt đại đa số là vì thăng quan, vì phát tài, nên cầu Phật, Bồ Tát phù hộ, chẳng phải là cầu sanh Tịnh Độ. Động cơ niệm Phật của kẻ ấy chẳng thanh tịnh, mục đích niệm Phật của người ấy trái ngược với phương hướng mà Phật pháp đã giảng, làm sao có thể có thành tựu cho được? Phật, Bồ Tát không thể nào phù hộ quý vị thăng quan, phát tài, chẳng có lẽ ấy! Vậy là quý vị đi tìm thần thánh để cầu xin; thật ra, thần thánh cũng chẳng thể thật sự phù hộ quý vị, lừa gạt quý vị đó thôi! Quý vị nghe lừa, chẳng nghe lời khuyên, chẳng có cách nào hết! Nhưng quý vị mong thăng quan, phát tài, Phật thật sự có thể giúp đỡ, vì sao? Quý vị muốn được quả báo ấy, quả ắt có nhân, đức Phật biết nhân, có thể giảng đạo lý ấy rõ ràng, giảng rõ phương pháp, quý vị nương theo lý luận và phương pháp ấy để hành, quả báo có thể hiện tiền, điều ấy được gọi là “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng” (trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng). Thật đấy! Cầu phước báo, đắc phước báo, cầu thông minh, trí huệ, được thông minh, trí huệ, cầu trường thọ được trường thọ, cầu con cái được con cái, đúng là “hữu cầu tất ứng”. Năm xưa, Chương Gia đại sư dạy tôi đạo lý này, Ngài nói rất rõ ràng: “Anh hãy học tập đúng lý, đúng pháp, vẫn do chính anh tu nhân đắc quả báo”. Đức Phật chỉ có thể chỉ dẫn quý vị trên phương diện lý luận và phương pháp, vẫn phải do chính quý vị làm. Nếu bản thân quý vị không làm, sẽ chẳng đạt được! Bởi lẽ, “ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, chẳng tu chẳng đắc”. Đức Phật nói như thế, chẳng phải là mê tín. Mục đích của người niệm Phật là muốn cầu sanh về thế giới Cực Lạc, quý vị nhất định nương theo lý Thật Tướng. Lý Thật Tướng là gì? Ba điều kiện trong pháp môn Tịnh Tông, tức Tín, Nguyện, Hạnh. Chúng ta thấy người tu Tịnh Độ có mấy kẻ thật sự trọn đủ ba điều kiện ấy? Mỗi cá nhân đều nói “tôi tin tưởng, tôi phát nguyện”, thật ra, quý vị chú tâm phản tỉnh, sẽ thấy lòng tin của quý vị chẳng phải là chân tín. Quý vị tiếp xúc tiếng tăm, lợi dưỡng của thế gian, vẫn còn bị động tâm, tham luyến, tức là tín chẳng thật, nguyện cũng chẳng thật, chẳng phải là “chân tín, thiết nguyện” (tin chân thành, nguyện thiết tha). Do vậy, quý vị niệm Phật nhiều năm mà chẳng có cảm ứng gì, đến cuối cùng bèn chẳng tin tưởng. Vấn đề này chẳng phải do Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng chẳng do kinh điển, mà do công phu của chính chúng ta không đủ, bản thân chúng ta hiểu lầm kinh điển, chẳng lý giải chính xác, hiểu biết nửa vời, tu mù, luyện đui, vẫn khiến cho chư Phật và kinh điển bị oan uổng, quý vị nói xem tội lỗi ấy có nặng lắm hay chăng?
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments