Tâm vốn thanh tịnh. Công phu của quí vị không thể thành tựu, chính là do trong tâm còn có vọng niệm.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
42 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 252
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Căn bản công đức, nói cho quí vị rằng, đó chính là một câu danh hiệu Phật này. Tất cả đều quy kết vào sáu chữ hồng danh này.
Như Hội Sớ viết: Bồ Tát lục độ, gốc của tất cả công đức, nên gọi là đức bổn. Bồ Tát tu hành bố thí, bố thí là buông bỏ. Buông bỏ là diệu đức. Bố thí là tùy duyên diệu dụng. Trì giới là oai nghi hữu tắc. Nhẫn nhục là nhu hòa chất trực trong bốn đức. Sau đó tinh tấn là đại chúng sanh khổ. Quí vị nghĩ xem có đúng hay không? Hai điều cuối cùng là thiền định và bát nhã, đều dùng vào trong bốn độ trước. Trong bố thí có định và có tuệ. Trong trì giới có định có tuệ. Nhẫn nhục tinh tấn đều có định có tuệ, là đức bổn của Bồ Tát. Chúng ta học rồi sẽ biết dùng. Càng dùng càng thuần thục, càng dùng càng thiện xảo. Quí vị không dùng liền sanh phiền não. Quí vị biết dùng liền sanh trí tuệ. Không những sanh trí tuệ mà định ở trong đó. Giống như trưởng giả Dục Hương trong Kinh Hoa Nghiêm, đó là một người tu thiền định, chưa rời tướng thế gian, nhập định ở đâu? Trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta sẽ không nhập được. Mắt của người ta thấy sắc, mắt ở nơi sắc tướng nhập định. Nhập như thế nào? Mắt nhìn thấy cảnh giới tướng bên ngoài, thứ gì cũng nhìn thấy rồi, nhập định là gì? Không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, mắt nhập định trên sắc tướng. Mỗi mỗi họ đều rõ ràng, đều hiểu rõ đó là trí tuệ. Như như bất động đó là thiền định. Tai ở trong âm thanh mà nhập định, khai trí tuệ rồi. Mũi ở nơi mùi hương, mùi vị mà nhập định, lưỡi nếm vị, nếm vị trong lúc ăn uống đã nhập định rồi, quí vị nghĩ xem đây gọi là tùy duyên diệu dụng. Chúng ta khởi phân biệt, khởi chấp trước, trong đó kéo nhau mà khởi lên theo, tức là tham, sân, si, mạn, nghi cùng nhau đến rồi. Phàm phu trong cuộc sống hằng ngày khởi lên những thứ này, sinh thất tình lục dục, tham, sân, si, mạn. Bồ Tát không sanh những thứ này, sanh trí tuệ. Tác dụng của thiền định lớn biết bao! Thiền định không phải ngồi xếp bằng quay vào vách, thiền định xếp bằng quay vào vách không khởi tác dụng. Thiền định nên dùng vào trong cuộc sống hằng ngày, hoạt bát linh động. Lúc đạt được công phu thiền định sâu, mới thực sự khế nhập cảnh giới này, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, nhập cảnh giới bình đẳng

Người ta vì sao lại có được công phu tốt như vậy? Không có gì khác, chính là ở đây nói bà đắc được bình đẳng trú, bí quyết chính là đây vậy. Công phu của quí vị không thể thành tựu, chính là do trong tâm quí vị còn có vọng niệm, tâm quí vị còn bất bình. Trong tâm quí vị còn có tự tư tự lợi, còn có danh văn lợi dưỡng, còn có những tập khí được mất chưa buông bỏ được. Cho nên tuy niệm niệm tương tục. Trong niệm niệm của quí vị có xen tạp, có dấu hỏi ở trong đó. Từ đó có thể biết nghe kinh, nghe pháp quan trọng. Vì sao vậy? Trong kinh giáo đem chân tướng sự thật nói với chúng ta, chúng ta thực sự thông đạt chân tướng sự thật rồi, quí vị mới thực sự buông bỏ. Nói với quí vị rằng, thực sự buông bỏ, không phải là buông trên mặt sự tướng. Cũng giống như bà cụ ở San Francisco này, bà mỗi ngày làm việc, việc bà ấy không buông, buông bỏ cái gì? Ý niệm buông bỏ rồi. Không dễ dàng, tình chấp đã buông bỏ rồi. Quí vị xem tình chấp đối với con cháu bà ấy buông bỏ rồi. Đây là điều khó buông bỏ nhất. Tất cả tất cả trong thế gian này, bà đã buông bỏ hết rồi. Cũng tức là nói không có một mảy may lưu luyến nào. Như vậy mới có thể trú bình đẳng trú. Chúng ta không thể nào đến cảnh giới này, thực sự mà nói, quí vị còn bất bình, tâm của quí vị còn chưa thanh tịnh, còn có nhiễm ô. Nhiễm ô như thế nào? Sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần, quí vị sẽ khởi tâm động niệm, tức là nhiễm ô. Gặp được điều gì ? Hợp với ý của bản thân quí vị sanh tâm hoan hỷ, không hợp với ý của bản thân quí vị không hoan hỷ. Quí vị sẽ khởi ý niệm này, ý niệm này gọi là nhiễm ô. Tâm vốn thanh tịnh, bị nhiễm ô rồi. Tâm có cao thấp, đây là bất bình. Có nhiễm ô, có bất bình, niệm niệm tiếp nhau cũng không được. Vì sao vậy? Vì nó phá hoại sự thanh tịnh bình đẳng của quí vị rồi, đều do bản thân buông bỏ chưa được, không nên trách người khác. Người khác không có lỗi lầm. Trong cảnh giới sáu trần không có lỗi lầm. Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần cũng không có lỗi. Lỗi ở đâu? Lỗi là do phân biệt của ý thức thứ sáu, chấp trước của mạt na thức thứ bảy. Lỗi lầm là ở hai điều này. Sáu căn, sáu trần, sáu thức đều không có lỗi lầm. Cho nên các nhà pháp tướng duy thức học nói với chúng ta: chuyển thức thành trí, thức thứ sáu thứ bảy chuyển từ nhân. Năm và tám thì chuyển từ quả. Chuyển từ quả thì không vấn đề gì, nhân vừa chuyển, A lại ya và năm thức trước liền theo đó mà chuyển. Sáu, bảy không chuyển, hai thứ đó quí vị dùng phương pháp gì cũng chuyển không được. Quí vị không thể nào chuyển được. Vậy chúng ta liền hiểu được, công phu của chúng ta dùng ở đâu? Chính là dùng nơi thức thứ bảy không chấp trước. Quí vị chấp trước bốn đại phiền não thường theo sau.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment