Niệm Phật thế nào để có được công phu thành phiến. Trong tâm đều là A Di Đà Phật không có tạp niệm..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Câu hỏi thứ mười: Niệm Phật thế nào để có được công phu thành phiến?

Điều kiện quan trọng số một chính là buông xuống vạn duyên, bạn có một chút không buông xuống được thì công phu của bạn sẽ không thành phiến được. Thành phiến nghĩa là gì? Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn thì thành phiến. Chúng ta có thể từ sáng đến tối, từ đầu năm đến cuối năm, ở đây thường nói, khởi tâm động niệm ở trong tâm đều là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có tạp niệm, đây gọi là công phu thành phiến. Cho nên, nếu bạn có một việc không buông xuống dược, có một việc còn vướng bận trong tâm thì bạn sẽ không thành phiến được. Nó sẽ đến để cản đường, nó sẽ đến để làm chướng ngại, phá hoại công phu thành phiến của bạn, phải biết điều này. Những việc này hơn phân nửa không phải ở bên ngoài, quan trọng nhất là sự kiên trì trong nội tâm của bạn, chủ yếu nhất chính là triệt để buông xuống.

Lời này nói ra thì dễ nhưng làm thì không dễ lắm. Đặc biệt là phụ tử tình thâm, không dễ buông xuống, đó là tình chấp. Trong xã hội hiện nay, có người đến cả cha mẹ mình cũng chẳng đoái hoài, trong tâm trí của họ không có cha mẹ. Trong tâm họ có gì vậy? Có tiền tài, thấy tiền thì mắt sáng ra. Bạn có thứ này không buông xuống được, cũng không thể thành phiến. Cho nên, danh văn lợi dưỡng, tự tư tự lợi, tôi thường hay nói, ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, những thứ này không buông xuống được thì rất khó được công phu thành phiến!

Buông xuống có hai loại, nhà Phật nói đoạn phiền não, một loại là thật đoạn, một loại là phục đoạn. Bạn có thể khống chế được phiền não, cho dù không đoạn được, nó cũng không khởi tác dụng, đó gọi là công phu thành phiến. Nếu là thật đoạn thì đó gọi là nhất tâm bất loạn, cao hơn công phu thành phiến. Nhất tâm có sự nhất tâm, có lý nhất tâm, ít nhất là sự nhất tâm. Sự nhất tâm thì việc vãng sanh thế giới Cực Lạc đã hoàn toàn tự tại rồi, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó, muốn ở lại thế giới này thêm mấy năm cũng không trở ngại gì. Chân thật có thể làm được điều này, đây gọi là được đại tự tại. Hơn nữa sự nhất tâm khi sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, không phải là sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư mà là sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư, địa vị đó rất cao.

Nếu phục được phiền não, đây gọi là phục đoạn, không phải là thật đoạn. Niệm Phật hiệu được công phu đắc lực, tuy còn những phiền não nhưng chúng không khởi tác dụng, loại này được gọi là phục đoạn. Giống như lấy đá đè cỏ, đè xuống rồi, nó cũng hiệu quả, nhất định có thể đới nghiệp vãng sanh, công phu như vậy thì sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Thường chúng ta niệm Phật ba năm thì có thể làm được công phu này. Nếu nói đoạn diệt được phiền não như Đại Đức xưa nói thì người thời nay chúng ta không có ai có thể làm được, đây là thật, không phải giả. Việc ngày nay chúng ta có thể làm được là đè, ép xuống, dùng một câu Phật hiệu để đè nén tất cả phiền não tập khí xuống. Ví dụ như khi bạn khởi tâm động niệm, khởi lên tâm tham, khởi lên tâm sân khuể, ý niệm vừa mới khởi lên thì “A Di Đà Phật”, đè cái ý niệm này xuống, đây gọi là niệm Phật, đây gọi là công phu.

Tuyệt đối không phải là một mặt niệm Phật, một mặt khởi vọng tưởng, vậy thì một chút công phu cũng chẳng có, niệm câu Phật hiệu đó không có chỗ dùng. Người xưa gọi là “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng uổng công”, cái đó không có chỗ dùng, một ngày niệm mười vạn tiếng, hai mươi vạn tiếng cũng không có chỗ dùng, trong tâm vẫn là một mớ hỗn độn, vẫn là rất nhiều vọng tưởng. Khi niệm Phật, quan trọng nhất chính là đánh bay vọng tưởng, nhất định không cho phép trong tâm của mình khởi lên vọng niệm. Bất kể là thiện niệm hay là ác niệm cũng đừng quan tâm đến nó, thảy đều dùng một câu Phật hiệu để thay cho nó, đây gọi là niệm Phật, công phu như vậy mới có thể thành phiến. Thành phiến cũng có chín phẩm, thượng tam phẩm thì thật sự là tự tại vãng sanh, biết trước giờ đi.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment