Tạp niệm là chướng ngại nghiêm trọng của việc niệm Phật, nên công phu niệm Phật không đắc lực.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 438
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Cuối thời nhà Minh, đại sư Liên Trì là tổ sư đời thứ tám của Tịnh độ tông. Có người hỏi ngài, ngài niệm Phật như thế nào? Ngài nói tôi niệm bốn chữ A Di Đà Phật. Họ hỏi: ngài dạy người khác như thế nào? Tôi dạy người khác niệm sáu chữ: Nam Mô A Di Đà Phật, vì sao vậy? Ngài nói: đời này tôi nhất định phải vãng sanh tịnh độ, không còn trôi lăn trong luân hồi lục đạo nữa. Vì thế trong kinh nói chấp trì danh hiệu, tôi tuân thủ những gì trong kinh nói. Danh hiệu là bốn chữ, tôi liền niệm A Di Đà Phật. Tôi dạy người niệm Nam Mô A Di Đà Phật, người đó chưa chắc thật sự có tâm, phát tâm vãng sanh thế giới Cực Lạc. Quý vị không phải thật tâm muốn đi, thêm vào chữ quy y Phật A Di Đà hay hơn, nghĩa là thêm vào lời khách sáo. Lễ kính Phật A Di Đà, tôi thật muốn đi, lời khách sáo này không cần nói. Điều này trong Trúc Song Tùy Bút chúng ta đều có thể thấy được. Những lời này của chư vị Tổ sư là một khai thị rất lớn đối với chúng ta. Thật sự tin tưởng không chút hoài nghi, thật sự muốn đi thì không cần khách sáo.
Niệm bốn chữ đơn giản hơn niệm sáu chữ, càng là đại đạo thì càng đơn giản. Càng thành tựu cao lại càng dễ dàng, tuyệt đối không có phiền phức. Vì thế thật muốn đi thì bốn chữ là đủ, chuyên niệm A Di Đà Phật. Ấn Quang đại sư dạy chúng ta phương pháp niệm là ba điều rõ ràng. Niệm một cách rõ ràng, nghe rõ ràng và nhớ rõ ràng. Cách ghi nhớ này có người hỏi tôi, phải chăng là vừa niệm vừa nhớ? A Di Đà Phật một, A Di Đà Phật hai, A Di Đà Phật ba, phải chăng là nhớ như vậy? Không phải như vậy. Trong A Di Đà Phật còn xen tạp một hai ba bốn, như vậy là phá hoại công phu niệm Phật. Ghi nhớ trong tâm, không lưu lại chút dấu tích nào. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, niệm đến câu thứ mấy phải rõ ràng. Như vậy vọng tưởng tạp niệm mới không xen vào được. Vì sao vậy? Vì vọng tưởng tạp niệm xen vào, ta lập tức quên ngay, liền loạn ngay. Lẫn lộn không được tính, phải niệm lại từ đầu.
Ấn Quang đại sư dạy chúng ta nhớ bao nhiêu? Chỉ nhớ từ một đến mười, nhớ đến mười câu, lại bắt đầu từ một đến mười, nhớ bằng cách như vậy. Trên thực tế ngài không dạy chúng ta, mỗi ngày nhất định phải niệm mấy ngàn câu, mấy vạn câu, không phải. Quý vị cứ niệm như vậy, bất luận là niệm bao nhiêu, chỉ cần nhớ từ một đến mười. Câu Phật hiệu này của tôi là câu thứ mấy trong mười câu Phật hiệu, rõ ràng phân minh. Cách ghi nhớ này đích thực tạp niệm không xen vào được, đây là phương pháp nhiếp tâm.
Cương lĩnh chỉ đạo chung của niệm Phật, chính là tám chữ trong Niệm Phật Viên Thông Chương mà Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, chúng ta niệm Phật, không nhiếp được lục căn, tất cả đều là vọng tưởng, vọng niệm, không có cách nào. Đây là một điều rất khổ não của rất nhiều người niệm Phật. Niệm như thế nào mới thật sự đoạn tận những vọng tưởng này? Đô nhiếp lục căn, nguyên tắc cao nhất ở đây chính là buông bỏ triệt để. Nhãn căn buông bỏ sắc trần, nhĩ căn buông bỏ thanh trần. Lục căn ở trong lục trần đều buông bỏ hết, không còn phan duyên gọi là lục căn thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh này niệm Phật, gọi là tịnh niệm tương tục, không hoài nghi, không xen tạp, chính là tâm thanh tịnh. Không hoài nghi, quý vị đối với Tịnh tông cần phải có mức độ thấu hiểu thâm sâu, mới không hoài nghi nó. Kinh giáo giúp chúng ta, đặc biệt là Kinh Vô Lượng Thọ giúp quý vị đoạn nghi sanh tín, giúp quý vị phá mê khai ngộ. Nhưng nhiếp tâm như thế nào? Đó là công phu. Thật sự buông bỏ được thì nhiếp tâm sẽ dễ dàng. Chúng ta không buông bỏ được, tự tư tự lợi chưa buông bỏ, danh văn lợi dưỡng chưa buông bỏ, ngũ dục lục trần chưa buông bỏ, tham sân si mạn chưa buông bỏ, như vậy sao không có tạp niệm được? Tạp niệm là chướng ngại nghiêm trọng của việc niệm Phật, nên công phu niệm Phật không đắc lực, không đạt được pháp hỷ. Khi công phu đắc lực, tâm hoan hỷ liền khởi lên.
Có người dùng phương pháp này của Ấn Quang đại sư, đây cũng gọi là Thập Niệm Pháp. Mười niệm này thời gian càng dài càng tốt, rảnh là niệm. Có thể mỗi ngày có hai ba tiếng đồng hồ, đó là lý tưởng nhất. Trong hai ba tiếng quý vị không có tạp niệm là được tâm thanh tịnh. Công đức này và tham thiền không có gì khác, nên có thể thử xem.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment