Trong chân-tâm không có nhiễm ô, không có nhiễm tịnh, không có thiện ác, là thanh tịnh..bình đẳng...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 174 - 315
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Vì vậy tôi thường khuyên các đồng học, chúng ta phải làm việc thật, không làm việc giả. Làm việc thật chính là dùng chân-tâm đối nhân xử việc tiếp vật, không lừa dối người khác.

Trong chân-tâm không có nhiễm ô, không có nhiễm tịnh, không có thiện ác, là bình đẳng. Chân-tâm là tâm thanh tịnh, là tâm bình đẳng. Vọng-tâm chính là phân-biệt, tính-toán, chấp-trước, tâm này không tốt.


Trước tiên phải dùng chân-tâm quan sát vũ trụ, dùng phương pháp của Kinh Kim Cang là tốt nhất, phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng (hễ có tướng thì đều là hư vọng ), Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh (Tất cả pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng), trong kinh Đại-thừa nói: Nhất thiết pháp (Tất cả pháp), bao gồm hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc (vô sở hữu, rốt ráo không, chẳng đạt được), chúng ta mới có thể buông xả triệt để.

Buông xả ở tâm, không phải ở sự. Vì sao vậy ? Bởi sự là giả, buông xả vọng-tâm, dùng chân-tâm. Dùng chân-tâm ở thế giới này sẽ thiệt thòi, nhưng cũng sẽ không thiệt thòi. Vì sao vậy ? Người khác lừa quý vị nhưng quý vị biết được, chẳng phải là quý vị không biết. Lừa thì thế nào ? Lừa thì để họ lừa, vẫn hoan hỷ.

Biết được gì ? Hễ có tướng thì đều là hư vọng, đều là giả, đều là cảnh tượng trong mộng, không phải là thật. Vì vậy quý vị không oán hận họ, quý vị cũng không cần phải trả thù họ, không việc gì. Dần dần rèn luyện từ đây, có lợi ích.

Vì sao vậy ? Bởi quý vị sẽ được tâm thanh tịnh, được tâm thanh tịnh thì pháp hỷ sung mãn, thật sự được thọ dụng, không còn phiền-não. Không khởi tâm không động niệm thì phiền-não từ đâu ra ? Khởi tâm động niệm là phiền-não.

Phật pháp chú trọng tu định, 84 ngàn Pháp môn là 84 ngàn phương pháp khác nhau, con đường khác nhau, tu điều gì? Toàn là tu định. Đọc kinh là tu định, nghe kinh cũng là tu định. Nghe như thế nào, đọc như thế nào ? Trong Luận Khởi Tín, Mã Minh Bồ-tát dạy chúng ta: Lìa tướng ngôn thuyết mà nghe, lìa tướng danh tự mà nghe, lìa tướng tâm duyên mà nghe, đọc kinh thì lìa tướng danh tự mà đọc. Quý vị đọc kinh đừng chấp-trước tướng văn tự; nghe kinh đừng chấp-trước tướng ngôn thuyết, quý vị phải nghe ý nghĩa trong đó, đừng chấp tướng, Phật Bồ-tát dạy chúng ta như vậy. Chúng ta chấp-trước trên văn tự, phân-biệt văn tự, thì trí huệ không thể hiện tiền, đó là chướng ngại của trí huệ. Vì sao vậy? Bởi tâm là thanh tịnh, tâm là bình đẳng, có những thứ này, thì tâm không thanh tịnh, tâm không bình đẳng, trí huệ trong tâm không thể hiển lộ, trí huệ là tâm sanh. Thật ra, trí huệ và tâm là cùng một ý nghĩa, khi không khởi tác dụng gọi là tâm, khi khởi tác dụng gọi là trí.
Cuộc sống thường ngày đối nhân tiếp vật, gắng hết sức ít phân-biệt, gắng hết sức không chấp-trước, như vậy là chân tu hành! Vì vậy những người đại tu hành, đại thành tựu, trong cuộc sống thường ngày của họ, đối nhân tiếp vật thật sự làm được không phân-biệt, không chấp-trước, họ thực hành vô cùng linh hoạt, đối nhân xử việc tiếp vật đều viên dung, hoan hỷ, tâm địa thanh tịnh, không nhiễm một bụi trần, đây gọi là công phu. Sự thanh tịnh này không phải là trốn trên núi, trốn trong sơn động, đó gọi là thanh tịnh sao? Đó mới là không thanh tịnh, ngay trong cuộc sống thường ngày được tâm thanh tịnh. Lão Hòa thượng Hải Hiền làm cho chúng ta xem, Pháp sư Hải Khánh làm cho chúng ta xem rồi, đó là chân công phu, đó là chân tu hành.

Càng mê càng sâu này, có thể cảm nhận rõ rệt từ trên hiện tượng. Ví như lần đầu tiên tôi đến Hong Kong giảng kinh, 50 tuổi, năm đó tôi 50 tuổi, hoàn cảnh người và việc bên Hong Kong không phức tạp như bây giờ, dân số cũng không nhiều như bây giờ, dân số lúc đó là khoảng ba triệu, Ngày xưa con người cũng rất thành thật, đầu óc cũng không phức tạp như thế. Vì sao vậy? Bởi lúc đó đã có tivi, tivi trắng đen, chưa có tivi màu, là trắng đen, chưa có điện thoại di động, lúc đó chưa có di động; thấy, nghe, cảm giác, nhận thức của con người không phức tạp như bây giờ. Hiện nay lượng phương tiện không chỉ gấp 10 lần so với 60 năm trước, vì vậy sự mê này là càng mê càng sâu, càng mê càng khó quay đầu, không phải việc tốt. Nếu như chúng ta không học Phật, thì chúng ta chẳng khác gì với những người này. Sau khi học Phật thì biết cảnh giác, không xem tivi, không xem tin tức. Tôi gần như 50 năm không xem tivi, không nghe đài phát thanh, không đọc báo chí, không biết gì cả, cuộc sống mỗi ngày đều tốt đẹp, người khác hỏi tôi, hôm nay thái bình vô sự. Lời nói của người xưa có đạo lý: Tri sự đa thời phiền-não đa (Khi biết nhiều việc thì nhiều phiền-não). Những truyền thông này đang chế tạo phiền-não, chúng ta có thể cự tuyệt, không xem không nghe. Nếu như quý vị chạy theo nó, nó đưa tin mỗi ngày thì quý vị nghe mỗi ngày, thật phiền phức, sao quý vị có được tâm thanh tịnh chứ ? Tâm thanh tịnh thì sanh trí huệ, tâm nhiễm ô thì sanh phiền-não. Đây là một ví dụ rất rõ ràng.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment