Nhất định phải hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ tu hành. Thanh tịnh là không bị nhiễm bẩn.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 386
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Pháp là tu hành. “Như thuyết tu hành, dĩ vi cúng dường”. Tu hành cúng dường rất quan trọng. Phật mong ta thành Phật. Mà không tu thì sao thành Phật được? Nhất định phải hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ tu hành. Hiện giờ rất nhiều người ngộ nhận nghĩa của từ tu hành. Tu là tu chính, hành là hành vi. Hành vi có sai sót sửa lại cho đúng thì gọi là tu hành. Có rất nhiều hành vi. Trong kinh Phật chia ra làm ba loại lớn. một là động tác của thân, tạo tác của thân. Đấy gọi là hành vi của thân nghiệp. 2 là ngôn ngữ, hành vi của khẩu nghiệp. ba là khởi tâm động niệm, hành vi được gọi là ý nghiệp, bao gồm phân biệt chấp trước. Lỡ phạm sai lầm, vội sửa lỗi thì gọi là tu hành. Cho nên tu hành là tu chỉnh hành vi hoặc là sửa chữa sai lầm. Có phải là đi đọc kinh, bái sám? Không phải thế. Đấy là hình thức. Nhưng đạo Phật trọng thực chất, không trọng hình thức. Những lời khai thị quan trọng này cần phải được nhớ kỹ. Trong ba loại hành vi thì quan trọng nhất là ý nghiệp, chính là khởi tâm động niệm. Tư tưởng thuần chánh. Ngôn ngữ hành vi của quí vị lẽ nào bất chánh? Cho nên tu hành thật sự thì tư tưởng được xếp hàng đầu. Khiến chng ta nhớ dến Phật Thích Ca Mâu Ni vì sao giảng kinh nói pháp suốt 49 năm? Để giúp chúng ta có tư tưởng chính xác, có quan điểm đúng đắn. Điều này vô cùng quan trọng. Kinh luận l tiêu chuẩn, tinh luật luận ba tạng là để tu sửa thân khẩu ý. Giới cấm là tiêu chuẩn để tu sửa thân. Kinh điển là tiêu chuẩn để tu sửa tâm. Kinh luận chính là tiêu chuẩn sửa ý nghiệp. Giới luật là thân khẩu, kinh luận là ý nghiệp, khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước lấy đó làm tiêu chuẩn. Thường đọc thông tam tạng kinh điển thì ta có thể nắm bắt được tiêu chuẩn chính xác, sau đó giữ kỹ và nhất quyết không vi phạm. Giờ học Phật rất khó. Vì sao lại thế ? Do không chú trọng tiêu chuẩn này. Cho rằng tiêu chuẩn này của thời xưa đã lỗi thời, không phù hợp với thời buổi khoa học hiện đại. Người thời nay đem khoa học ra làm tiêu chuẩn, không dùng đến kinh luận. Tiêu chuẩn khoa học thì rất hiện thực: làm những gì có lợi cho mình, điều gì không lợi cho tôi thì tôi chẳng làm, chỉ biết chính mình, không bận tâm người khác. Tiêu chuẩn đó sai rồi vì khi làm sai tự mình không hay biết. Mình không hay biết chẳng sao nhưng nhân quả biết. Nhân quả không tha ai bao giờ. Nếu chúng ta không cẩn trọng xem xét kỹ, quán chiếu tỉ mỉ. Ác nhân do quí vị tạo tác ra dù cố ý hay vô ý đều phải thọ quả báo! Quả báo đã hiện tiền thì làm sao? Cho nên người ta ở đời, được thân người rồi, đại sự lớn lao nhất, nói thật chính là tu sửa tư tưởng hành vi của chính mình. Trong đời phải tu sửa sám hối sai lầm của quá khứ, vô lượng đời đời kiếp kiếp đã qua. Phải sám hối tu sửa hết tất cả những lỗi lầm đó. Đây đúng là công việc vĩ đại nhất của đời người, bằng không thì kiếp này uổng phí.
Chúng ta thử nghĩ xem thế giới hiện giờ có khoảng 6 tỷ rưỡi đến 7 tỷ người, liệu được mấy ai nghĩ đến việc này? Liệu mấy người gặp được duyên tốt thế trong đời? Nếu quí vị cẩn trọng quan sát điểm này, sẽ thấy là mình may mắn biết bao. Mới biết đời này hiếm có chừng nào. Trong Khai Kinh Kệ có nói “bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ” là thật đó, không hề giả đâu. Bành Tế Thanh cư sĩ thì bảo đấy là ngày hy hữu khó gặp trong vô lượng kiếp đã qua. Chúng ta đã gặp được rồi sao có thể không trân trọng? Sao còn không nghiêm túc tu hành. Điều chúng ta đã gặp quá khó xảy ra. Viên mãn thành tựu chỉ trong một đời thì còn gì quan trọng hơn việc này nữa chứ? Không hề có. Sự việc trong thế xuất thế gian khi so với niệm Phật vãng sanh thì chỉ là mảy lông hạt bụi, đều nên buông bỏ hết. Những lời Phật giảng trong kinh chúng ta tin sâu sắc không nghi ngờ.
Kinh Lăng Nghiêm bảo ta tham lam chiêu cảm thủy tai, tâm tham là nước, sân hận là lửa, núi lửa phun trào, nhiệt độ trái đất nóng lên. Vì sao thế? Do tính khí nóng nảy. Ngu si là phong tai, bão, songs thần, gió lốc hết sức đáng sợ. Ngạo mạn là động đất. Ngu si càng đáng sợ hơn, ngu si chiêu cảm đất đai lơi ra, không còn dính chắc nữa. Cho nên núi mới lở, đất chuồi xuống biển. Vì nguyên nhân gì? Do nghi hoặc. Tín tâm kiên định chẳng hề có chút nghi hoặc thì mặt đất kiên cố vững vàng. Hiện nay xảy ra rất nhiều thiên tai xưa nay chưa từng có. Cho nên chúng ta thử nhớ đến lời Phật luôn nói trong kinh: tham sân si mạn nghi đem đến những tai họa trước mắt ta. Huống chi mỗi ngày chúng ta lại càng tạo thêm nghiệp: sát, đạo, dâm, vọng. Vậy thì làm sao ổn ? Ngũ nghịch thập ác đủ hết. Những lời giáo huấn của Phật Bồ Tát, của Thánh Hiền thì không biết đến, lại còn nghi ngờ. Hiện giờ quá quá khó.
Liệu có thể tránh được thiên tai? Theo kinh Phật giảng thì có thể. Vấn đề là quí vị chịu tin hay không? Quí vị có chịu từ bỏ giết chóc, trộm cặp, dâm dục, dối trá? Buông bỏ tham sân si mạn nghi? Chính mình được độ rồi thì thế giới sẽ thoát nạn. Nếu không tin thì đâu còn cách nào, không tìm ra cách nào khác cả.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment