Thầy dạy chúng ta, thật thà niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Nhất định Tâm phải định trên danh hiệu Phật.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa . Tập 459
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư


Thầy dạy chúng ta, thật thà niệm Phật cầu sanh Tịnh độ.

Buổi chiều, trước khi thầy Lý vãng sanh một ngày, nói với những người đồng học bên cạnh, đây là di ngôn sau cùng. Thầy nói: thiên hạ đã loạn, Chư Phật Bồ Tát thần tiên hạ phàm đều không cứu được. Thầy nói: quý vị chỉ có một con đường sống duy nhất, chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Lời nói này là thật, không phải giả. Thế nên ngày nay trong thức uống, lành mạnh nhất là nước trắng, đây chính là mạnh khỏe nhất. Thức uống đều có thành phần hóa học trong đó, ngày nay ăn uống không thể không cẩn thận.
Cầu vãng sanh, nhất định tâm phải định trên danh hiệu Phật, yêu cầu bản thân tâm đồng với tâm Phật, tâm Phật không có cá nhân. Tâm Phật là: Chúng sanh vô biên thề nguyện độ, giúp tất cả chúng sanh có duyên. Có duyên nghĩa là họ có thể tin, có thể hiểu, có thể hành, đây chính là chúng sanh có duyên. Họ không tin, họ nghe không hiểu, như vậy thì không nói nữa. Có thể tin, nghe hiểu, chúng sanh có duyên, phải giúp họ. Phải đem Phật pháp nói rõ ràng minh bạch, quan trọng hơn nữa là nói rõ ràng minh bạch cho họ về các pháp môn, người ta mới có thể sanh khởi tín tâm, có thể chuyên tu, chuyên niệm.
Bất luận trong cảnh duyên nào, nghịch cảnh thuận cảnh, thiện duyên ác duyên đều có thể tự tại vãng sanh. Tự tại vãng sanh, nhất định lợi ích người khác, vì sao vậy? Người khác đã nhìn thấy, nhìn thấy đều là thật, không phải giả. Giúp chúng sanh xây dựng tín tâm, tăng trưởng tín tâm, công đức này vô lượng vô biên, cũng chính là tác chứng chuyển sau cùng của tam chuyển pháp luân. Tôi vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc là làm chứng minh cho quý vị. Ở thế gian này, chúng ta mong muốn sự nghiệp có thể thành công thuận lợi, cùng một đạo lý đó, cũng là khiến tâm trú vào một cảnh giới. “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, không có gì không thành công. Nên nhớ, Phật thường nói: “Chế tâm nhất xứ”. Có khi nói: “Chỉ tâm nhất xứ”, chỉ của đình chỉ, không có gì không làm được. Chúng ta nghe lời thử nghiệm xem, rốt cuộc có hiệu quả như thế nào sẽ rõ ràng.

Tôi xuất gia là đại sư lựa chọn giúp tôi_khi tôi hỏi đại sư, tương lai tôi nên đi theo con đường nào, ngài liền dạy tôi xuất gia, học theo Đức Như Lai. Tôi chính thức đọc sách Phật đầu tiên, là do ngài dạy, như Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí. Ngài nói tôi muốn học Phật, đầu tiên phải nhận thức về Đức Thế Tôn, nếu không biết về ngài, rất dễ đi sai đường, đi vào đường xấu, nhất định phải biết về ngài. Đức Phật là gương mẫu, là điển hình, cần phải học tập ngài. Những chỉ đạo này đều rất quý giá, khiến cuộc đời tôi không đi những bước đường oan uổng, và đi mãi cho đến nay. Chẳng qua không ai nhắc nhở tôi, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, điều này thầy không nhắc nhở tôi.
Nếu lúc đó có thầy, tôi rất nghe lời, có người đốc thúc nghiêm ngặt, dạy tôi thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, thì thành tựu ngày nay của tôi không chỉ như vậy, không biết là cao gấp mấy lần! Vì học Đức Phật, Đức Thế Tôn suốt đời không xây dựng chùa chiền, không có đạo tràng. Điều này tôi học được, suốt đời tôi không xây dựng đạo tràng, ở đâu có duyên thì đến đó giảng kinh, thế nên đã kết duyên khắp thế giới. Không có nơi ở cố định, nơi nào mời thì đi đến đó, kết duyên rất rộng. Người ta muốn tôi giảng kinh luận gì, tôi liền giảng kinh luận đó, nên rất tạp, giảng quá nhiều, tất cả phải mấy mươi loại, không chuyên nhất. Chuyên nhất sẽ được định, sẽ khai trí tuệ, tôi học rất loạn, rất tạp, môn nào cũng thông chính là môn nào cũng không thông. Thế nên học tập 60 năm có chỗ ngộ, ngộ điều gì? Giải ngộ, không phải chứng ngộ, chứng ngộ mới có lợi ích thật sự. Cuối cùng tôi đã hiểu, khi hiểu rồi, tôi nghĩ tôi phải quay đầu dù tuổi đã lớn, vẫn còn kịp, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài. Nhất môn là gì? Chính là một bộ kinh Vô Lượng Thọ này, các kinh luận khác đều buông bỏ hết, không giảng nữa, chỉ một bộ kinh! Bất kỳ nơi nào mời tôi đến giảng kinh, đều chỉ giảng bộ kinh này.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment