Tịnh độ Đại Kinh Giãi Diễn Nghĩa
Tập 401
Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng.
Đời người ngắn khổ, cả đời thoáng cái thì trôi qua, tính toán lợi ích cá nhân không có ý nghĩa gì, Sư phụ một ngày không giảng kinh thì không được, đây là vì cá nhân Sư phụ sao ? Không phải. Vì ai...???
Thân người khó được, khó được sinh nơi trung tâm đất nước, Phật pháp khó nghe, Tịnh Độ khó tin, vậy mà quý vị còn chịu niệm, nhưng niệm không chuyên chú, vậy thì quá uổng phí rồi...
Vì ngu si trì độn. Đó chính là phải dùng phương pháp niệm Phật, dạy họ niệm liên tục. Chỉ cần họ niệm tốt câu A Di Đà Phật này. Bồ Tát Đại Thế Chí dạy “tịnh niệm tương tục”. Như thế nào gọi là tịnh? Không hoài nghi, không xen tạp gọi là tịnh. Tương tục tức là câu này nối tiếp câu kia và cứ như vậy mà niệm. Mỗi ngày nếu có công việc, quý vị cứ làm công việc bình thường. Công việc làm xong liền niệm Phật, danh hiệu Phật cứ luôn niệm như vậy, đây gọi là tương tục hoặc là công việc này không cần suy nghĩ thì có thể vừa làm việc vừa niệm Phật, còn nếu phải suy nghĩ thì dừng việc niệm Phật lại, chuyên tâm làm việc, sau khi xong công việc lại tiếp tục niệm danh hiệu Phật, đây là người niệm Phật chơn chánh.
Ấn Quang đại sư truyền phương pháp là nhằm vào con người hiện đại chúng ta. Ngài xuất hiện trong thời hiện đại và dạy phương pháp này cho chúng ta vô cùng hiệu quả. Phương pháp này có thể giúp chúng ta đoạn trừ vọng niệm đây là mục tiêu niệm Phật thứ nhất. Vì sao phải niệm Phật? Vì để đoạn trừ vọng niệm, nếu không niệm Phật liền sinh khởi vọng niệm, nghĩ đến những điều không thiết thực. Dùng câu niệm Phật này để thay thế tất cả các vọng niệm, đạo lý niệm Phật chính là ở đây, đây là đạo lý thứ nhất.
Chúng ta nói niệm Phật tương ưng với Phật A Di Đà có thể vãng sanh, điều đó còn quá xa vời! Trong niệm Phật bị xen tạp thì không thể vãng sanh mà còn bị phá hoại hết công phu niệm Phật. Niệm Phật vãng sanh nhất định phải tịnh niệm tương tục. Hiện nay chúng ta đã tịnh hay chưa? Có niệm nhưng không tịnh, tâm không thanh tịnh, như vậy sao có thể vãng sanh? Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta thấu triệt ba thứ có thể đoạn tận được vọng niệm, chính là niệm một cách rõ ràng, miệng niệm rõ ràng. Không thể niệm nhanh nên niệm từ từ. Không nên dùng chuỗi nên dùng tâm để nhớ, ghi nhớ chỉ nhớ từ một đến mười, phải biết câu niệm Phật này là câu thứ mấy trong mười câu. Phải rõ ràng, niệm phải rõ ràng và tai nghe cũng phải rõ ràng. Nghe âm thanh mình niệm, nghe rõ và nhớ rõ. Niệm đến mười, sau đó lại niệm từ một đến mười, vĩnh viễn từ một đến mười. Không nên niệm 11, 12, 20, 30 không nên niệm như vậy. Chính là từ một đến mười dùng tâm để nhớ, rõ ràng minh bạch, phương pháp này rất hay!
Hồ Tiểu Lâm niệm bốn tháng đến nói với tôi, phương pháp này vô cùng lợi ích. Trước đây niệm Phật tâm không thanh tịnh, nhưng bốn tháng này tâm thanh tịnh đã hiện tiền, cho nên ông ta ở đây báo cáo và chia sẽ với mọi người về niệm Phật tâm đắc của mình, suốt bốn tiếng cung cấp thêm để mọi người tham khảo. Cứ niệm từ từ như vậy tâm sẽ được thanh tịnh, tâm thanh tịnh một thời gian sẽ được định, định này gọi là niệm Phật tam muội_chúng ta sẽ được niệm Phật tam muội. Được niệm Phật tam muội rồi cứ như vậy tiếp tục đừng gián đoạn, niệm liên tục như vậy.
Tập 401
Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng.
Đời người ngắn khổ, cả đời thoáng cái thì trôi qua, tính toán lợi ích cá nhân không có ý nghĩa gì, Sư phụ một ngày không giảng kinh thì không được, đây là vì cá nhân Sư phụ sao ? Không phải. Vì ai...???
Thân người khó được, khó được sinh nơi trung tâm đất nước, Phật pháp khó nghe, Tịnh Độ khó tin, vậy mà quý vị còn chịu niệm, nhưng niệm không chuyên chú, vậy thì quá uổng phí rồi...
Vì ngu si trì độn. Đó chính là phải dùng phương pháp niệm Phật, dạy họ niệm liên tục. Chỉ cần họ niệm tốt câu A Di Đà Phật này. Bồ Tát Đại Thế Chí dạy “tịnh niệm tương tục”. Như thế nào gọi là tịnh? Không hoài nghi, không xen tạp gọi là tịnh. Tương tục tức là câu này nối tiếp câu kia và cứ như vậy mà niệm. Mỗi ngày nếu có công việc, quý vị cứ làm công việc bình thường. Công việc làm xong liền niệm Phật, danh hiệu Phật cứ luôn niệm như vậy, đây gọi là tương tục hoặc là công việc này không cần suy nghĩ thì có thể vừa làm việc vừa niệm Phật, còn nếu phải suy nghĩ thì dừng việc niệm Phật lại, chuyên tâm làm việc, sau khi xong công việc lại tiếp tục niệm danh hiệu Phật, đây là người niệm Phật chơn chánh.
Ấn Quang đại sư truyền phương pháp là nhằm vào con người hiện đại chúng ta. Ngài xuất hiện trong thời hiện đại và dạy phương pháp này cho chúng ta vô cùng hiệu quả. Phương pháp này có thể giúp chúng ta đoạn trừ vọng niệm đây là mục tiêu niệm Phật thứ nhất. Vì sao phải niệm Phật? Vì để đoạn trừ vọng niệm, nếu không niệm Phật liền sinh khởi vọng niệm, nghĩ đến những điều không thiết thực. Dùng câu niệm Phật này để thay thế tất cả các vọng niệm, đạo lý niệm Phật chính là ở đây, đây là đạo lý thứ nhất.
Chúng ta nói niệm Phật tương ưng với Phật A Di Đà có thể vãng sanh, điều đó còn quá xa vời! Trong niệm Phật bị xen tạp thì không thể vãng sanh mà còn bị phá hoại hết công phu niệm Phật. Niệm Phật vãng sanh nhất định phải tịnh niệm tương tục. Hiện nay chúng ta đã tịnh hay chưa? Có niệm nhưng không tịnh, tâm không thanh tịnh, như vậy sao có thể vãng sanh? Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta thấu triệt ba thứ có thể đoạn tận được vọng niệm, chính là niệm một cách rõ ràng, miệng niệm rõ ràng. Không thể niệm nhanh nên niệm từ từ. Không nên dùng chuỗi nên dùng tâm để nhớ, ghi nhớ chỉ nhớ từ một đến mười, phải biết câu niệm Phật này là câu thứ mấy trong mười câu. Phải rõ ràng, niệm phải rõ ràng và tai nghe cũng phải rõ ràng. Nghe âm thanh mình niệm, nghe rõ và nhớ rõ. Niệm đến mười, sau đó lại niệm từ một đến mười, vĩnh viễn từ một đến mười. Không nên niệm 11, 12, 20, 30 không nên niệm như vậy. Chính là từ một đến mười dùng tâm để nhớ, rõ ràng minh bạch, phương pháp này rất hay!
Hồ Tiểu Lâm niệm bốn tháng đến nói với tôi, phương pháp này vô cùng lợi ích. Trước đây niệm Phật tâm không thanh tịnh, nhưng bốn tháng này tâm thanh tịnh đã hiện tiền, cho nên ông ta ở đây báo cáo và chia sẽ với mọi người về niệm Phật tâm đắc của mình, suốt bốn tiếng cung cấp thêm để mọi người tham khảo. Cứ niệm từ từ như vậy tâm sẽ được thanh tịnh, tâm thanh tịnh một thời gian sẽ được định, định này gọi là niệm Phật tam muội_chúng ta sẽ được niệm Phật tam muội. Được niệm Phật tam muội rồi cứ như vậy tiếp tục đừng gián đoạn, niệm liên tục như vậy.
- Category
- Giảng Pháp
Comments