Tâm của Thánh hiền thanh tịnh, bình đẳng, không xao động, không vướng bụi trần, thường điềm tỉnh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 502
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Khi tâm thanh tịnh có mặt thì quý vị sẽ nhận ra, người vụt chạc, nông nỗi không thể phát hiện được.
Ngày nay đa phần tâm chúng ta ô nhiễm, không khác gì nước vừa đục lại vừa sóng lớn, tâm lí chúng ta cũng như thế. Tâm của Thánh hiền thanh tịnh, bình đẳng, không xao động, không vướng bụi trần. Cần hiểu tâm thanh tịnh, không vướng bụi trần này là bản tánh, là chân tâm của chúng ta, tại sao Thánh hiền có ? Vì họ bình thản, họ đã buông bỏ tất cả những thứ nhơ bẩn, buông bỏ tất cả những sóng gió, những phân biệt trong sóng gió, buông bỏ những thứ ô nhiễm, nên thanh tịnh; Buông bỏ sóng gió, là bình đẳng, chân tâm có mặt. “thanh tịnh, bình đẳng, giác” trong kinh chính là chân tâm của chúng ta, khi chân tâm có mặt thì quý vị sẽ thấy được chân tướng sự thực.

Xã hội nhiễu nhương, nhân tâm biến động, cứ bình tâm suy xét, người giác ngộ, người có tu dưỡng, người có tôi luyện, vẫn trong đó, nhưng họ như như bất động như bàn thạch. Tôi đã thấy một nhân vật, thầy tôi, đại sư Chương Gia, bất cứ làm gì, ngồi, đứng, nằm, đi lại, ngài giống như đang thiền định, không thấy sự vụt chạc.
Chúng ra đã học kinh Phật, trong kinh Phật thường mô tả: “ Vững vàng như Na già, không lúc nào rời định”. Na già là tiếng Phạn, khi dịch có thể dịch là rồng hay voi, chúng ta chưa thấy rồng, nhưng đã thấy voi. Qúy vị thấy thái độ của con voi, rất vững vàng khi đứng, như đang thiền định, nó đi rất khoan thai, từng bước một.

Tôi ở cùng đại sư Chương Gia ba năm, thật ra thân giáo của ông nhiều hơn ngôn giáo, khi ở cùng mới thấy được phong độ lay động lòng người của ngài. Ngồi cùng với ngài vài tiếng vẫn không muốn rời ngài, tuy không một lời nào được nói ra, từ trường, khung cảnh quanh đó rất ấm cúng, đấy là một thứ hưởng thụ, đó là gì? Đó là thân giáo. Chúng ta vẫn còn trẻ, công phu không như ngài, khi đứng trước mặt, có thể chúng ta sẽ không thể đứng yên. Vì thế khi hỏi điều gì, ngài đều nhìn chúng tôi, chúng tôi cũng nhìn ngài, nhìn trân trân như thế độ nửa giờ rồi nhập định luôn, sau đó mới bắt đầu nói chuyện.
Rất nhiều năm sau đó tôi mới hiểu được, vì sao? Khi quý vị chưa định tĩnh tâm trí thì không thể nói gì được với quý vị. Nói chuyện cũng như gió thổi qua tai, vào tai này ra tai kia, không tác dụng gì, lúc nào mới dạy được? Định tĩnh mới có thể nói chuyện, lúc đó quý vị mới ghi nhớ, đấy là điều tối thiểu. Có khi không những ghi nhớ mà quý vị còn áp dụng vào đời sống hàng ngày, trong khi đối nhân xử thế, sẽ áp dụng, như thế mới mang lại hiệu quả cao, vì quý vị đã thực sự thấu hiểu.
Quý vị xem những người càng có trình độ học vấn cao, những người có tu dưỡng, thường điềm tỉnh. Những người vụt chạc, nông nỗi, đứng ngồi không yên, những hạng người này, cho dù họ học tập bao nhiêu đi nữa vẫn không có trí tuệ. Họ nói chuyện thao thao bất tuyệt, có tài ăn nói, nhưng không thể thu hút mọi người, bản thân họ cũng không có chuyển biến gì. Nói cách khác vẫn dẫm chân trong thế giới phiền não, khổ nạn, họ không thể có chân trong tịnh định an lạc.
Bởi thế chúng ta phải tĩnh tâm, điềm tĩnh để quan sát vạn vật trong trời đất đều bắt nguồn từ đại quang minh tạng, tất cả đều ở trước mắt. Chúng ta phải chứng thực tất cả những lời trong kinh Phật đã nói, chúng ta phải áp dụng vào bản thân mình.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment