Buông bỏ chấp trước thì tâm thanh tịnh hiện tiền, buông bỏ phân biệt thì tâm bình đẳng hiện tiền.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 372
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chỉ có tự tánh là thật. Thật là gì? Thật là bất động, còn vọng là động, vĩnh viễn ở trong động, chấn động. Không chấn động, nó sẽ không có. Giống như sóng vậy, sóng trên mặt nước, sóng nhất định phải động, không động thì sẽ không có sóng, nước sẽ bình lặng.
Nước bình lặng gọi là tự tánh, khởi gợn sóng gọi là A lại da. Dùng ví dụ này quý vị sẽ dễ lãnh hội. Sóng chính là nước, nước chính là sóng. A lại da chính là tự tánh, tự tánh chính là A lại da. Bản tướng của A lại da là bất động, khi động gọi là A lại da. Nên ngạo mạn là sanh ra đã có.
Hữu ngã, luôn cảm thấy mình hơn người. Dù người khác có giỏi cũng cảm thấy họ không bằng mình, họ luôn đề cao bản tánh của mình. Phật pháp là phải đoạn. Vì sao vậy? Vì không đoạn thì tâm bình đẳng không sanh khởi được. Đoạn tận tham thì tâm thanh tịnh xuất hiện. Đoạn tận mạn thì sân nhuế và ngạo mạn đoạn tận, tâm bình đẳng sanh khởi. Đoạn tận nghi và si, thì đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh hiện tiền. Những thứ này là chướng ngại, chướng ngại chúng ta minh tâm kiến tánh, chướng ngại chúng ta thành Phật, quý vị còn muốn nó sao? Còn không buông bỏ sao? Nếu không buông bỏ thì đâu phải là người học Phật? Mục đích học Phật không phải là muốn thành Phật sao? Muốn thành Phật mà không buông bỏ được như vậy học Phật là giả. Thật sự học Phật thì nhất định phải biết về nó.
Có những thứ này, chúng ta vốn là Phật, nhưng hiện nay đang lăn lộn trong tam đồ lục đạo, chịu khổ não vô lượng vô biên. Đều là bị tham sân si mạn nghi hại. Không thể trách người khác, đây là trong tự tánh của chính mình mang đến. Tự tánh không có, sau khi biến thành A lại da thì sanh ra những thứ này. Căn bản đều là từ trong ngã kiến sanh ra, nếu không có ngã kiến thì ngã ái, ngã mạn, ngã si ở sau đều không có, đều từ trong ngã kiến sanh ra, điều này nhất định phải hiểu. Tu hành không thể một lần đoạn sạch, cũng phải năm này ít hơn năm kia, nhất định phải khống chế nó, đây chính là chỗ công phu đắc lực của quý vị. Không thể phóng dật, không thể để nó tăng trưởng, để nó tăng trưởng là hỏng, như vậy thì công phu tu hành của chúng ta hoàn toàn bị huỷ diệt. Người tu hành có thể thành tựu hay không đều là dựa vào quý vị có chế phục được những thứ này hay không.

Chương Gia đại sư nói với tôi, giải chính là nhìn thấu, nhìn thấu suốt là giải, buông bỏ là chứng đắc. Nên công phu thật sự không có gì khác, chính là buông bỏ. Buông bỏ ác kiến, sau đó bắt đầu phải buông bỏ tư tưởng sai lầm. Tư tưởng sai lầm là tham sân si mạn nghi. Nhìn thấu suốt tam hữu, nhìn thấu tam hữu chính là thấu suốt lục đạo, không chấp trước lục đạo. Không chấp trước lục đạo, có thể ở trong lục đạo, tuy chưa đoạn kiến hoặc nhưng có thể sống cuộc sống của A la hán, được đại tự tại. Không sánh bằng Bồ Tát nhưng phàm nhân không sánh bằng quý vị. Vì sao vậy? Vì được an lạc, tự tại, hạnh phúc. Đối với mọi việc trong lục đạo rõ ràng phân minh. Ở trong lục đạo có thể hưởng thụ, có thể thưởng thức, có thể làm mọi việc nhưng trong tâm vẫn thanh tịnh, không nhiễm chút trần. Vì sao vậy? Vì nó là giả không phải thật.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment