TĐ:3325-Vì sao tâm bình đẳng không “hiện tiền” được?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
TĐ:3325-Vì sao tâm bình đẳng không “hiện tiền” được?
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 251
*Thời gian từ: 00h45:42:18 – 00h53:30:24
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Vãng Sanh Luận Chú viết: “bình đẳng là thể tướng của chư pháp”. Lại nói: “chúng sanh thấy A Di Đà Như Lai thân tướng hảo quang minh, những trói buộc thân nghiệp như trên đều đã giải thoát, vào nhà Như Lai, rốt ráo thân nghiệp bình đẳng. Nghe A Di Đà Như Lai cho đến đức danh hiệu, âm thanh thuyết pháp, như các trói buộc về khẩu nghiệp như trên đều được giải thoát, vào nhà Như Lai, rốt ráo được khẩu nghiệp bình đẳng”. Đoạn tiếp theo sau đó chúng ta không xem cũng đã biết rồi, nhất định là ý nghiệp bình đẳng.
Bình đẳng, người Trung Quốc gọi là hòa bình. Như thế nào mới có thể hòa? Hòa là quả, bình đẳng là nhân. Vậy nên người Nhật bản tuy họ truyền bá văn hóa truyền thống của Trung Quốc, họ cũng có một chút thay đổi. Người Trung Quốc gọi là hòa bình, họ nói là bình hòa. Quí vị xem người Nhật bản họ nói là bình hòa. Bởi vì bình là nhân, hòa là quả. Họ từ nhân mà nói đến quả. Người Trung Quốc lại có lý hơn họ, người Trung Quốc nói quả trước, nói nhân sau, hòa bình. Chúng ta hy vọng mọi người hòa mục cư xử với nhau, vậy thì nhất định phải học đối đãi bình đẳng. Chúng ta có thể dùng tâm bình đẳng để đối đãi với người thì cư xử hòa mục liền xuất hiện. Đối với người không bình đẳng muốn học đối xử hòa mục là điều tuyệt đối không được.
Ở Trung Quốc, ở Ấn độ nói đến nhân quả nhất định phải nói quả trước sau đó nói nhân. Vì sao vậy? Quả báo có thể nhắc nhở người, quí vị muốn có được thiện quả, quí vị phải tu thiện nhân. Quí vị muốn không chịu ác báo, quí vị phải trừ diệt ác nhân. Vậy thì bình đẳng quá quan trọng rồi. Chúng ta vì sao tâm bình đẳng không thể hiện tiền? Bởi vì phía trước bình đẳng là thanh tịnh, tâm của chúng ta không thanh tịnh, làm sao có thể bình đẳng chứ? Không thể nào bình đẳng được. Nói cách khác, cơ sở của bình đẳng là thanh tịnh. Trong Phật Pháp người thành tựu tâm thanh tịnh là A la hán, đắc được tâm bình đẳng là Bồ Tát, họ có thứ tự. Chữ giác sau đó tức là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đó là thành Phật. Vì thế thanh tịnh là thiện, bình đẳng là định, giác là khai trí tuệ.
Chúng ta hiện tại tu hành phải lấy gì làm mục tiêu? Phải lấy thanh tịnh làm mục tiêu. Chúng ta nếu muốn được tâm thanh tịnh, quí vị không thể không buông bỏ tự tư tự lợi. Người có tự tư tự lợi tâm không thanh tịnh. Tâm danh văn lợi dưỡng họ sẽ không thanh tịnh. Có tâm tham muốn ngũ dục lục trần, sẽ không thanh tịnh. Có tham, sân, si, mạn, nghi, tâm không thanh tịnh. Vậy chúng ta liền biết, tâm thanh tịnh của A la hán từ đâu mà có được, tâm thanh tịnh thật đáng quý biết bao. Tâm thanh tịnh sanh hỷ duyệt. Vậy hoan hỷ là từ tâm thanh tịnh mà sinh ra, cho nên Bồ Tát thường sanh tâm hoan hỷ, pháp hỷ sung mãn. Từ đâu mà có? Từ tâm thanh tịnh mà có. Người thế gian hiện tại, không biết được đạo lý này, họ không phát hiện ra. Loại hoan hỷ, khoái lạc, tự tại này, trong lục đạo luân hồi tìm không ra. Cổ nhân nói một câu nói rất hay: “thế vị sao đậm bằng pháp vị”. Người thế gian tham muốn thế gian, danh văn lợi dưỡng, tài sắc danh thực thùy, họ cho rằng đạt được những thứ này là vui vẻ. Điều này trong Phật Pháp gọi là thế vị, chính là hương vị của thế gian. Nếu như so sánh với pháp vị thì thua quá xa rồi. Pháp vị là gì? Là tâm thanh tịnh. Hỷ duyệt được sanh ra trong tâm thanh tịnh, đó là pháp vị.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment