Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 564
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Chúng ta sanh vào thời kỳ mạt pháp, “pháp nhược ma cường”, chúng ta gặp phải chính là sự việc này, Phật Pháp yếu đến cực điểm, thực sự học Phật thì không còn chỗ để đứng nữa. Học Phật khổ hơn bất cứ thứ gì. Không có quyết tâm kiên định, quí vị sẽ đi đến đường cùng. Quí vị có đầu hàng với ma hay không ? Rất nhiều... rất nhiều ...!
“Độc lực tu hành, khởi vô thác lộ”, không có ai biết được, bất luận tu pháp môn nào, đi đến đường rẽ, rẽ vào đường tà. Đây là điều chắc chắn không kỳ lạ tí nào. Nếu lại lưỡng lự không tin, luyến tiếc trần lao, như con thiêu thân đâm đầu vào lửa, như cá gặp cạn. Đây là nói tai nạn.
Hiện nay chắc chắn không thể do dự không quyết định, lưỡng lự không tin chính là do dự không quyết. Tham luyến trần lao, trần lao chính là thế gian này. Thân tình thế gian, danh lợi thế gian, ngũ dục lục trần chắc chắn không thể tham luyến. Hai câu dưới đây là nói về ngu si không có trí tuệ. Thiêu thân vào lửa, cá lội vào bãi cát, không trở lại được tức là vào con đường chết.
“Sở dĩ tằng bất cơ thời, đại khổ tùy hậu”. Đại khổ này là tam đồ. Tham sân si mạn nếu như không đoạn, tình chấp không thể buông xuống. Bất luận tu pháp môn nào đều không có hiệu quả.
“Nghi các mãnh tỉnh, mạc biện tha cầu”, ngày nay muốn giác ngộ, phải quay đầu. Chuyên tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, quí vị đã đúng rồi. Con đường này nhất định giống như trong kinh đã nói, không khó. Chỉ cần thực sự phát tâm, trong kinh nói rất rõ: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Tâm bồ đề, nói đơn giản, Ngẫu Ích đại sư nói: tâm thật sự cầu vãng sanh Tịnh Độ chính là tâm bồ đề vô thượng.
Tôi suốt đời này cái gì cũng không cần, cái gì cũng không cầu nữa, chỉ cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Tất cả những thứ khác đều buông xuống, không có gì không thành tựu. Hơn nữa thành tựu rất nhanh. Đây là sự thật. Chúng ta trong đời này tận mắt thấy được không ít người. Vậy còn không tin sao ?
Chúng ta có lý do tin tưởng, chư Phật Bồ Tát từ bi vô tận, hiện tại xã hội động loạn, trái thiên tai liên miên. Đây đều là tâm hành bất thiện chiêu cảm nên. Bồ Tát có ở thế gian không? Chắc chắn có. Chúng ta tin tưởng Phật Bồ Tát, có thân phận vô lượng, hóa thân. Ở khắp nơi giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn này. Chúng sanh không biết, nếu như chúng ta tâm địa bình tĩnh, có tâm cảm ân, có tâm chân thành cung kính, quí vị liền có thể cảm nhận được, chúng sanh tạo tội ác cực trọng, khổ báo trong ba đường ác họ không thể không chịu. Vì sao vậy ? chỉ có bản thân họ phải chịu, họ mới giác ngộ được, họ mới có thể tỉnh ngộ trở lại. Bản thân họ nếu như không thể đích thân thọ khổ báo này, họ không tỉnh lại được, luôn cho rằng họ là đúng, không chịu nhận sai, không chịu hối cải, không chịu quay đầu, đó cũng là đã hết cách rồi. Chúng tôi từng tại các buổi giảng chia sẻ với quí vị đồng tu, ba đường thiện là nơi tiêu phước báo. Quí vị tu phước nhất định có phước báo, ba đường ác là nơi tiêu tội báo. Quí vị tạo những tội nặng, quả báo này nhất định phải tiêu mất. Cho nên tác dụng của ba đường thiện và ba đường ác là bình đẳng không có sai biệt. Con người nếu như đều lìa được hai bên thiện ác, quí vị sẽ ra khỏi lục đạo luân hồi. Người trong lục đạo luân hồi làm những gì? không có gì khác, là quí vị xem cho rõ, đều là oan oan tương báo. Đời đời kiếp kiếp không ngừng không dứt mãi diễn kịch như vậy. Con người thực sự giác ngộ rồi, không làm nữa, đến đây mà thôi. Chắc chắn họ sẽ cầu ra khỏi, phương pháp xuất ly thuận tiện nhất, phương pháp ổn định nhất, phương pháp nhanh nhất, tức là vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà. Đây là chân tướng sự thật. Cho nên câu cuối cùng rất hay: “Nhược thiện nam nữ nguyện tật xuất ly”, ra khỏi lục đạo luân hồi, “nên phải niệm Phật”. Công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, nhất định phải nhất tâm chuyên niệm. Trong tâm thật có, ngoài A Di Đà Phật ra không để một thứ gì trong tâm nữa. Điểm này quan trọng.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Chúng ta sanh vào thời kỳ mạt pháp, “pháp nhược ma cường”, chúng ta gặp phải chính là sự việc này, Phật Pháp yếu đến cực điểm, thực sự học Phật thì không còn chỗ để đứng nữa. Học Phật khổ hơn bất cứ thứ gì. Không có quyết tâm kiên định, quí vị sẽ đi đến đường cùng. Quí vị có đầu hàng với ma hay không ? Rất nhiều... rất nhiều ...!
“Độc lực tu hành, khởi vô thác lộ”, không có ai biết được, bất luận tu pháp môn nào, đi đến đường rẽ, rẽ vào đường tà. Đây là điều chắc chắn không kỳ lạ tí nào. Nếu lại lưỡng lự không tin, luyến tiếc trần lao, như con thiêu thân đâm đầu vào lửa, như cá gặp cạn. Đây là nói tai nạn.
Hiện nay chắc chắn không thể do dự không quyết định, lưỡng lự không tin chính là do dự không quyết. Tham luyến trần lao, trần lao chính là thế gian này. Thân tình thế gian, danh lợi thế gian, ngũ dục lục trần chắc chắn không thể tham luyến. Hai câu dưới đây là nói về ngu si không có trí tuệ. Thiêu thân vào lửa, cá lội vào bãi cát, không trở lại được tức là vào con đường chết.
“Sở dĩ tằng bất cơ thời, đại khổ tùy hậu”. Đại khổ này là tam đồ. Tham sân si mạn nếu như không đoạn, tình chấp không thể buông xuống. Bất luận tu pháp môn nào đều không có hiệu quả.
“Nghi các mãnh tỉnh, mạc biện tha cầu”, ngày nay muốn giác ngộ, phải quay đầu. Chuyên tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, quí vị đã đúng rồi. Con đường này nhất định giống như trong kinh đã nói, không khó. Chỉ cần thực sự phát tâm, trong kinh nói rất rõ: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Tâm bồ đề, nói đơn giản, Ngẫu Ích đại sư nói: tâm thật sự cầu vãng sanh Tịnh Độ chính là tâm bồ đề vô thượng.
Tôi suốt đời này cái gì cũng không cần, cái gì cũng không cầu nữa, chỉ cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Tất cả những thứ khác đều buông xuống, không có gì không thành tựu. Hơn nữa thành tựu rất nhanh. Đây là sự thật. Chúng ta trong đời này tận mắt thấy được không ít người. Vậy còn không tin sao ?
Chúng ta có lý do tin tưởng, chư Phật Bồ Tát từ bi vô tận, hiện tại xã hội động loạn, trái thiên tai liên miên. Đây đều là tâm hành bất thiện chiêu cảm nên. Bồ Tát có ở thế gian không? Chắc chắn có. Chúng ta tin tưởng Phật Bồ Tát, có thân phận vô lượng, hóa thân. Ở khắp nơi giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn này. Chúng sanh không biết, nếu như chúng ta tâm địa bình tĩnh, có tâm cảm ân, có tâm chân thành cung kính, quí vị liền có thể cảm nhận được, chúng sanh tạo tội ác cực trọng, khổ báo trong ba đường ác họ không thể không chịu. Vì sao vậy ? chỉ có bản thân họ phải chịu, họ mới giác ngộ được, họ mới có thể tỉnh ngộ trở lại. Bản thân họ nếu như không thể đích thân thọ khổ báo này, họ không tỉnh lại được, luôn cho rằng họ là đúng, không chịu nhận sai, không chịu hối cải, không chịu quay đầu, đó cũng là đã hết cách rồi. Chúng tôi từng tại các buổi giảng chia sẻ với quí vị đồng tu, ba đường thiện là nơi tiêu phước báo. Quí vị tu phước nhất định có phước báo, ba đường ác là nơi tiêu tội báo. Quí vị tạo những tội nặng, quả báo này nhất định phải tiêu mất. Cho nên tác dụng của ba đường thiện và ba đường ác là bình đẳng không có sai biệt. Con người nếu như đều lìa được hai bên thiện ác, quí vị sẽ ra khỏi lục đạo luân hồi. Người trong lục đạo luân hồi làm những gì? không có gì khác, là quí vị xem cho rõ, đều là oan oan tương báo. Đời đời kiếp kiếp không ngừng không dứt mãi diễn kịch như vậy. Con người thực sự giác ngộ rồi, không làm nữa, đến đây mà thôi. Chắc chắn họ sẽ cầu ra khỏi, phương pháp xuất ly thuận tiện nhất, phương pháp ổn định nhất, phương pháp nhanh nhất, tức là vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà. Đây là chân tướng sự thật. Cho nên câu cuối cùng rất hay: “Nhược thiện nam nữ nguyện tật xuất ly”, ra khỏi lục đạo luân hồi, “nên phải niệm Phật”. Công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, nhất định phải nhất tâm chuyên niệm. Trong tâm thật có, ngoài A Di Đà Phật ra không để một thứ gì trong tâm nữa. Điểm này quan trọng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments