Làm thế nào để có thể khai ngộ? Đọc sách ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu. Đây chính là cách để khai ngộ. Mỗi ngày bạn đọc kinh, đọc trên ngàn lần, tâm sẽ định lại. Tâm định liền sẽ khai ngộ, tâm không định thì bị mê hoặc. Tâm định liền khai ngộ. Vì thế đọc sách đọc kinh, ý nghĩa chân thật đầu tiên là giúp cho bạn đắc định, niệm cho mất hết vọng tưởng với tạp niệm. Nếu chúng ta không đọc kinh, sẽ có vọng tưởng, có tạp niệm. Dùng cách này để tu thiền định. Khi định lực đạt đến một mức độ nhất định, thì sẽ khai ngộ thôi. Đó là gì? Tâm thanh tịnh hiện tiền, soi chiếu những chân tướng sự thật bên ngoài. Lúc đó bạn nhìn thấy là thật tướng. Bạn không có tâm thanh tịnh, thứ bạn thấy là tướng giả, không phải thật tướng. Tướng giả sẽ khiến bạn sanh phiền não, thật tướng sẽ giúp bạn sanh trí huệ. Không giống nhau, phiền não không thể giải quyết vấn đề. Phiền não, nó có tính giới hạn.
Chúng ta nói là tri thức, tri thức có tính giới hạn, còn có di chứng về sau. Trí huệ không như vậy. Trí huệ có thể giải quyết vấn đề, lại không có hậu di chứng, không bị giới hạn. Nền giáo học của Trung Quốc từ xưa đến nay đều là cầu trí huệ, chứ không cầu tri thức. Ngay cả Khổng Tử cũng từng nói, Khổng Tử đã cách chúng ta 2500 năm, Ngài ở vào thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, trong Luận Ngữ có nói: “Ký vấn chi học, bất túc dĩ vi nhân sư”. Ký vấn chi học, chính là ngày nay chúng ta hay nói là tri thức. Bạn nhớ được nhiều thứ. Đọc nhiều nhớ nhiều, cái này không đủ để làm thầy người ta. Muốn làm thầy của người cần đến trí huệ. Trí huệ không có tính giới hạn, không có di chứng về sau. Trí huệ có thể giải quyết vấn đề, tri thức thì không được. Hiện nay toàn bộ đều là tri thức, không còn trí huệ. Chúng ta cần phải minh bạch cái lý này. Chúng ta học Phật, niệm Phật đều vì muốn cầu trí huệ.
Hải Hiền lão Hòa thượng không có tri thức, nhưng Ngài có trí huệ. Có trí huệ khẳng định sẽ có tri thức. Tri thức của Ngài không phải do học mà có, là từ trí huệ sinh ra, không phải loại tri thức tà tri tà kiến. Ngài là tấm gương tốt của chúng ta. Mọi người cố gắng niệm Phật cho tốt, niệm đến tâm thanh tịnh, trí huệ liền phát khởi. Cái gì cũng am hiểu, bạn sẽ biết hết mọi thứ. Bạn biết cách xử lý mọi việc sao cho thỏa đáng nhất. Đây mới là trí huệ chân thật.
Chúng ta nói là tri thức, tri thức có tính giới hạn, còn có di chứng về sau. Trí huệ không như vậy. Trí huệ có thể giải quyết vấn đề, lại không có hậu di chứng, không bị giới hạn. Nền giáo học của Trung Quốc từ xưa đến nay đều là cầu trí huệ, chứ không cầu tri thức. Ngay cả Khổng Tử cũng từng nói, Khổng Tử đã cách chúng ta 2500 năm, Ngài ở vào thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, trong Luận Ngữ có nói: “Ký vấn chi học, bất túc dĩ vi nhân sư”. Ký vấn chi học, chính là ngày nay chúng ta hay nói là tri thức. Bạn nhớ được nhiều thứ. Đọc nhiều nhớ nhiều, cái này không đủ để làm thầy người ta. Muốn làm thầy của người cần đến trí huệ. Trí huệ không có tính giới hạn, không có di chứng về sau. Trí huệ có thể giải quyết vấn đề, tri thức thì không được. Hiện nay toàn bộ đều là tri thức, không còn trí huệ. Chúng ta cần phải minh bạch cái lý này. Chúng ta học Phật, niệm Phật đều vì muốn cầu trí huệ.
Hải Hiền lão Hòa thượng không có tri thức, nhưng Ngài có trí huệ. Có trí huệ khẳng định sẽ có tri thức. Tri thức của Ngài không phải do học mà có, là từ trí huệ sinh ra, không phải loại tri thức tà tri tà kiến. Ngài là tấm gương tốt của chúng ta. Mọi người cố gắng niệm Phật cho tốt, niệm đến tâm thanh tịnh, trí huệ liền phát khởi. Cái gì cũng am hiểu, bạn sẽ biết hết mọi thứ. Bạn biết cách xử lý mọi việc sao cho thỏa đáng nhất. Đây mới là trí huệ chân thật.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments