Cái gì gọi là tu hành. Mỗi ngày gõ mõ, tụng kinh lạy Phật gọi đó là tu hành ư.Rất ít người hiểu được

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 79
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Người ta muốn hỏi, tại sao phải niệm A di đà Phật? Không biết. Niệm A di đà Phật, có lợi ích gì chăng? Trả lời không được. Vậy ai dám tin tưởng quí vị đây? Muốn tin tưởng quí vị , nhưng người kia bảo là mê tín, cũng chẳng sai. Anh ta mê tín. Mê tín nên nghĩ: có thể đạt được lợi ích gì không? Thật không phải dễ. cho nên các bạn đồng học phải biết, học Phật, không đến lớp biết đâu mà hành trì?
Khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, cả đời Ngài lên lớp dạy học, không dạy chúng ta tụng kinh. Lúc đó chưa có kinh sách. Một quyển cũng không có. Ngày ngày chỉ nghe Ngài thuyết giảng, nghe rõ ràng, nghe hiểu rồi, thì đem tất cả những suy nghĩ bất thiện sửa đổi trở lại, vậy gọi là tu hành. Cho nên, “tu hành”, hai chữ này: tu là sửa đổi, hành là hành vi. Hành vi sai lầm, sửa đổi trở lại gọi là tu hành. Danh từ này phải hiểu cho rõ; hành vi có 3 loại lớn: Thứ nhất là tư tưởng.Thứ hai là lời nói. Thứ ba là sự tạo tác của thân thể.
Tư tưởng chính là hành vi của tâm. Lời nói là hành vi của miệng. Sự tạo tác của thân thể là việc làm của thân. Hành vi thì còn nhiều, nhưng không ngoài 3 loại thân khẩu ý này. Ý chính là tâm, bao quát tất cả rồi.
Ba loại hành vi bất chánh, sai lầm này, hãy sửa đổi nó chân chánh trở lại, đây gọi là tu hành. Ngày nay, rất ít người hiểu được, ý nghĩa đích thực của danh từ này. Cái gì gọi là tu hành? Mỗi ngày gõ mõ, tụng kinh lạy Phật gọi đó là tu hành ư? KHÔNG PHẢI! hàng ngày tụng kinh, hàng ngày lạy Phật, nhưng còn suy nghĩ lung tung, hành vi của bạn hoàn toàn chẳng liên can gì. Vậy làm sao có thể được lợi ích? phải thực sự thay đổi trở lại. Những ý nghĩ ích kỷ riêng tư là hành vi sai lầm, danh văn lợi dưỡng là hành vi sai lầm, tham luyến Ngũ dục Lục trần là sai lầm, đem những suy nghĩ sai lầm này tu sửa trở lại. Từ đâu mà tu? Xin thưa quý vị, phải từ nơi căn bản mà tu. Đức Phật thường giảng: nhờ giới được định, nhờ định khai tuệ. Ba nguyên tắc này, hôm nay chúng ta nhìn lại xem, hàng đệ tử tại gia của Phật, Thập thiện nghiệp đạo vẫn chưa làm được. Đệ tử xuất gia của đức Phật, Sa di Luật nghi vẫn chưa làm xong. Chưa làm được là còn giả, chẳng phải thật. Tại sao họ vẫn chưa làm được? Họ không có nền tảng. Do đó, muốn học, học cả đời cũng học không giống. Tu hành nhất định phải có nền tảng. Nền tảng thứ nhất là Đệ tử quy. Đệ tử quy quí vị làm chưa xong, thì Thập thiện nghiệp đạo sao có thể làm được? Không thể nào. Sau đó nữa, quí vị làm càng không được. cho nên, chúng ta phải biết, trước tiên phải có nền tảng. Hiện giờ không có nền tảng, mà muốn tu hành, hay theo từ những nền tảng trước mà khởi, cũng giống như một ngôi nhà vậy. Ở trong Phật pháp, Đệ tử quy là cơ sở của chúng ta, giống như cái móng của ngôi nhà. Cảm ứng thiên như là làm móng nhà vậy. Hai loại này, nền móng đã vững rồi mới xây nhà lầu được. Thập thiện nghiệp đạo là tầng thứ nhất. Sa di luật nghi là tầng thứ hai, tầng trên của nhà lầu. Lên cao nữa, Tỷ kheo là tầng thứ ba. Bồ tát là tầng thứ tư. Do đó, hôm nay, một tầng cũng không thể thành tựu. Cơ sơ là không có Nho và Đạo.
Khi xưa Phật ở Ấn Độ, người thời đó tại sao tu dễ thành công? Lúc đó có Tiểu thừa, có Tiểu thừa Phật giáo. Trong Tiểu thừa giảng lí luận, nói đạo đức, nói nhân quả. Cho nên trong kinh Phật dạy cho chúng ta, ở trong “Phật tạng kinh” có đoạn nói: Phật tử trước không học Tiểu thừa, sau học Đại thừa, thì chẳng phải Phật tử. Phật nói mấy câu này rất quan trọng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment