Ngày ngày nghe kinh cũng không dễ giác ngộ, phải thực hành.Thật sự y giáo phụng hành đó là tin Phật.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 408
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .

“Người tu Tịnh độ, quan trọng là giữ tâm thanh tịnh”. Người tu Tịnh độ nhất định phải hiểu tâm tịnh thì quốc độ tịnh. Điều kiện cốt yếu để sanh về thế giới Cực lạc, không cứ là niệm Phật nhiều ít mà tâm phải thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì mới tiếp cận được thế giới Cực lạc. Tại sao tâm tịnh thì nước Phật tịnh? Vì cảnh tùy tâm chuyển. Chúng ta học pháp môn tịnh độ không phải ở môi trường, mà ở tâm. Khi tâm đã thanh tịnh thì môi trường xung quanh sẽ lắng trong, không còn ô nhiễm nữa.
Trong kinh Đức Phật thường nói: “tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”. Nói cách khác nguyên nhân chính vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc là tâm thanh tịnh. Trì danh niệm Phật là kỹ xảo. Quán tưởng, quán tượng vẫn là thuộc về kỹ xảo, mục đích là muốn tâm thanh tịnh hiện tiền. Đề kinh của bộ kinh này, nhân quả hiển thị một cách rõ ràng minh bạch. Nhân vãng sanh là thanh tịnh bình đẳng giác. Thượng bối vãng sanh là đại triệt đại ngộ, giác mà không mê. Trung bối vãng sanh là tâm bình đẳng hiện tiền. Hạ bối vãng sanh là tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm không thanh tịnh không thể vãng sanh, dù niệm Phật có nhiều cũng không được. Đây là chúng ta tu Tịnh độ, hy vọng đời này vĩnh viễn thoát ly luân hồi, không còn trôi lăn trong vòng lục đạo.Thật sự cầu sanh Tịnh độ thì không thể không biết. Làm thế nào để được tâm thanh tịnh? Then chốt là buông bỏ. Trì danh niệm Phật là dùng câu Phật hiệu này, thay đổi toàn bộ tạp niệm của mình. Chư vị cổ đức nói: “không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm”. Niệm là ý niệm, bất luận là thiện niệm hay ác niệm, nói tóm lại toàn là niệm luân hồi. Có niệm chính là luân hồi, vô niệm chính là Bồ Tát. Dùng câu Phật hiệu này thay thế tất cả các ý niệm.
Niệm thứ nhất bất luận là ý niệm gì, niệm thứ hai chính là Phật A Di Đà, đây chính là giác chậm, nhanh. Không cho ý niệm này tạo thêm ác nghiệp, ý nghiệp là tư tưởng. Bất luận là thiện niệm hay ác niệm, thiện niệm là ba đường lành, ác niệm là ba đường ác, vì thế tất cả đều là luân hồi. Ý niệm vừa chuyển niệm A Di Đà Phật. Phật A Di Đà không ở trong thiện đạo cũng không ở trong ác đạo. Cũng chính là nói ý niệm này, ý niệm A Di Đà Phật này không tương ưng với luân hồi lục đạo, nó tương ưng với ai? Tương ưng với thế giới tây phương Cực Lạc, tương ưng với Phật A Di Đà. Niệm Phật vãng sanh thấy Phật, chính là đạo lý này. Chúng ta đối với đạo lý này phải thâm tín không nghi.
Hiện nay trong cuộc sống hằng ngày là luyện công phu, luyện công phu gì? Thay đổi ý niệm. Thay tất cả ý niệm thành A Di Đà Phật là đúng, đây gọi là chân thực tu hành, đây gọi là y giáo phụng hành. A Di Đà Phật, ý niệm này hay, hay đến không cách gì nói được, nói không cùng!
Ở trước chúng tôi đã giảng 800 tiếng đồng hồ. Nói không cùng tận, đều nói về công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Cũng chính là nói ưu điểm của ý niệm này không thể nghĩ bàn, vì sao không niệm? Vì sao không hành trì? Những ý niệm trong tám vạn bốn ngàn pháp môn đều không sánh được ý niệm A Di Đà Phật. Vì thế người dùng A Di Đà Phật làm ý niệm của chúng ta là chân thật đệ tử Phật Di Đà không phải giả. Người này nhất định được sanh Tịnh độ, chắc chắn thấy Phật A Di Đà, lâm chung có nhiều người như vậy đến tiếp dẫn. Kỳ lạ nhất những người này toàn người quen không phải người lạ. Thế nên đến thế giới Cực Lạc không nên sợ hãi rằng, tôi đi một mình nhân sự địa lý xa lạ, điều gì cũng không quen, như vậy quý vị hoàn toàn sai lầm. Quý vị đến đó sẽ thấy Bồ Tát và chúng Thanh văn đều quen biết hết, đều là người có nhân duyên với mình từ trong vô lượng kiếp đến nay. Không có nhân duyên sẽ không theo Phật đến tiếp dẫn quý vị.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment