Biết giảng kinh dễ, y giáo phụng hành mới khó, thực hành mới gọi là tin.Vẫn là tùy nghiệp lưu chuyển

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 171
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Chưa làm được, chứng tỏ quý vị chưa tin !
Kinh này, kinh này chúng tôi giảng rất nhiều lần, biết giảng, nhưng không tin, như vậy mới biết tin rất khó! Biết giảng kinh dễ, y giáo phụng hành mới khó, thực hành mới gọi là tin. Thầy dạy tôi điều này quá sâu sắc, ta chưa thực hành nghĩa là ta chưa tin, nguyện ta phát không phải tin sâu nguyện thiết, phải tin thật nguyện thiết. Ta có niềm tin nhưng không thật, nguyện cũng có nhưng không thiết, cho nên rốt cuộc không thể vãng sanh, vẫn là tùy nghiệp lưu chuyển.


Tịnh tông lấy tín nguyện hạnh là ba tư lương. Đại sư Linh Phong nói: Không tin không đủ khởi phát nguyện, không nguyện không đủ để tuân thủ tu hành”. Đây là ba điều kiện của Tịnh độ tông, ba điều kiện này chính là tín nguyện hạnh. Chúng ta tịnh nghiệp học rất khó khăn, có chắc được vãng sanh chăng? Lắc đầu, không chắc, nguyên nhân gì? Niềm tin không đủ, nguyên nhân căn bản là đây, niềm tin chưa đủ nên nguyện không kiên cố. Ta có phát nguyện không phải không phát nguyện, là nguyện không khẩn thiết, truy cứu cội nguyện là do tín tâm. Bởi vậy tín tâm rất khó, quả thật không dễ!.

Thầy Lý dạy cho tôi niềm tin này, khiến tôi có ấn tượng sâu sắc nhất, chính là sau khi xuất gia thọ giới. Tôi xuất gia hai năm mới thọ giới, thời gian rất dài. Sau khi thọ giới, đương nhiên việc đầu tiên là phải đi cảm tạ ơn giáo dưỡng của thầy, đây là quy củ trong Phật môn. Việc đầu tiên là trở về đi lạy thầy, tôi trở về thư viện Từ Quang ở Đài Trung, thầy giáo ở trong đó nhìn thấy. Tôi còn ở ngoài cửa, chưa vào cửa lớn, thầy ở trong chỉ tôi, lấy tay chỉ tôi nói: “Thầy phải tin Phật, thầy phải tin Phật!” nói mấy câu thật lớn tiếng như vậy. Tôi bước vào trong đảnh lễ thầy, thầy rất khách sáo, một lạy đủ, rồi dạy tôi ngồi xuống bên cạnh. Thầy nói, tôi vừa lớn tiếng nói như vậy anh có hiểu chăng? Tôi nói tôi không hiểu. Nếu tôi không tin sao tôi lại xuất gia? Nếu tôi không tin sao tôi có thể đi thọ giới? Thầy nghe xong lắc đầu nói: anh nên biết có người xuất gia suốt cả đời, đến lúc già chết họ vẫn không tin. Câu nói này đã điểm tỉnh tôi, đến già chết cũng chưa tin. Tôi nghe xong sững người, thầy giải thích cho tôi nghe như thế nào gọi là tin? Chưa thực hành được là chưa tin, lúc này tôi mới hiểu.

Vậy chúng ta niệm câu Phật hiệu này, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy rằng: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, đã làm được chăng? Chưa làm được, chứng tỏ quý vị chưa tin! Kinh này, kinh này chúng tôi giảng rất nhiều lần, biết giảng, nhưng không tin, như vậy mới biết tin rất khó! Biết giảng kinh dễ, y giáo phụng hành mới khó, thực hành mới gọi là tin. Thầy dạy tôi điều này quá sâu sắc, ta chưa thực hành nghĩa là ta chưa tin, nguyện ta phát không phải tin sâu nguyện thiết, phải tin thật nguyện thiết. Ta có niềm tin nhưng không thật, nguyện cũng có nhưng không thiết, cho nên rốt cuộc không thể vãng sanh, vẫn là tùy nghiệp lưu chuyển.

Bài học đó của thầy cũng là cơ hội giáo dục, ra khỏi giới trường trở về Đài Trung đi cảm tạ ơn thầy, thầy dạy cho tôi bài học: Như thế nào gọi là tin. Quý vị dùng tiêu chuẩn này để xem, đích thực thầy nói có bao nhiêu người xuất gia, tám chín mươi tuổi đến vãng sanh vẫn không tin, chưa buông bỏ danh văn lợi dưỡng.

Đại sư Ngẫu ích nói, Linh Phong là đại sư Ngẫu Ích, tổ sư đời thứ chính của Tịnh tông. “Không tin không đủ để phát nguyện”, nguyện thật là từ trong tin thật phát ra, sau khi tin thật hoàn toàn buông bỏ. Chúng ta không thể không thực hành.


Pháp sư Tỉnh Am thời nhà Thanh”, đây là tổ sư đời thứ 11 của Tịnh tông, ngài nói: “Tu hành là việc gấp, trước tiên phải lập nguyện. Lập nguyện tức có thể độ chúng sanh, phát tâm tức có thể thành Phật đạo”. Cùng một ý với đại sư Ngẫu Ích nói. Không những “tu hành là việc gấp, trước tiên phải lập nguyện”, ở thế gian này, pháp thế xuất thế gian, tất cả những người có thành tựu, không có ai ngoại lệ. Phật giáo nói lập nguyện, phát tâm, người xưa gọi là lập chí. Con người không thể không có chí, lập chí nghĩa là sao? Phát tâm nghĩa là sao? Trong đời này, quý vị có một mục tiêu, có một phương hướng, như vậy sao không thành công được? Nhất định có thành tựu! Suốt đời không thành tựu, do họ không có mục tiêu, không có phương hướng, đến già cũng không thành tựu được gì.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment